Trang chủ » Blog » Đặc điểm hành vi hạn chế cạnh tranh

Đặc điểm hành vi hạn chế cạnh tranh

14/05/2024 - 65

Thblaw.com.vn

-

Trong xu thế phát triển kinh tế thế giới hiện nay, việc các rào cản thương mại dần bị loại bỏ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã dẫn đến sự xuất hiện các yếu tố cạnh tranh mới ngày càng gay gắt. Cạnh tranh gây áp lực không nhỏ […]

Trong xu thế phát triển kinh tế thế giới hiện nay, việc các rào cản thương mại dần bị loại bỏ trong quá trình hội nhập kinh tế quốc tế sâu rộng đã dẫn đến sự xuất hiện các yếu tố cạnh tranh mới ngày càng gay gắt. Cạnh tranh gây áp lực không nhỏ lên sự phát triển của doanh nghiệp, làm nhiều vấn đề phát sinh, đặc biệt là khả năng thu lợi nhuận và sự tồn vong của doanh nghiệp. Để giảm áp lực cạnh tranh và gia tăng lợi nhuận ngắn hạn, một số doanh nghiệp tìm cách liên kết với nhau nhằm thỏa thuận về các yếu tố như giá cả, sản lượng, thị trường, khách hàng… để gia tăng năng lực khống chế thị trường, giảm thiểu chi phí, tối đa hóa lợi nhuận. Luật pháp các quốc gia gọi đó là các thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Hậu quả của nó là sự bóp méo môi trường tự do cạnh tranh, thay đổi cán cân cung – cầu, phá vỡ sự điều tiết của nền kinh tế thị trường. Vậy hành vi hạn chế cạnh tranh là gì và đặc điểm của nó ra sao?

Căn cứ khoản 2 Điều 3 Luật Cạnh tranh năm 2018 quy định về hành vi hạn chế cạnh tranh, “là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền”.

Khoản 3 Điều 3 Luật này giải thích “tác động hạn chế cạnh tranh” là tác động loại trừ, làm giảm, sai lệch hoặc cản trở cạnh tranh trên thị trường.

Luật Cạnh tranh năm 2018 điều chỉnh chung về các quan hệ cạnh tranh. Việc điều tra, xử lý vụ việc cạnh tranh, miễn trừ đối với thỏa thuận hạn chế cạnh tranh bị cấm và thông báo tập trung kinh tế phải áp dụng quy định của Luật này.

Vậy các hành vi hạn chế cạnh tranh có những đặc điểm gì? 

Thứ nhất, chủ thể thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh trong hầu hết các trường hợp là doanh nghiệp hoặc nhóm doanh nghiệp. Doanh nghiệp được hiểu là các tổ chức, cá nhân kinh doanh, không phụ thuộc thành phần kinh tế hay lĩnh vực kinh doanh, kể cả đơn vị sự nghiệp công lập và doanh nghiệp nước ngoài hoạt động tại Việt Nam ( căn cứ khoản 1 điều 2 Luật cạnh tranh năm 2018). Như vậy, chủ thể thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh còn bao gồm cả các cơ quan nhà nước khi thực hiện các hành vi gây cản trở cạnh tranh trên thị trường. Đây cũng bị coi là các hành vi có tác động hoặc có khả năng gây tác động đến hoạt động cạnh tranh trên thị trường và bị nghiêm cấm (theo khoản 1 Điều 8 Luật Cạnh tranh 2018). Các tổ chức, cá nhân khác trong đó phổ biến nhất là các hiệp hội ngành, nghề hoạt động tại Việt Nam, cũng có thể trở thành chủ thể thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh khi thực hiện các hành vi cung cấp thông tin, vận động, kêu gọi, ép buộc hoặc tổ chức để doanh nghiệp thực hiện hành vi hạn chế cạnh tranh (khoản 2 Điều 8 Luật Cạnh tranh 2018).

Thứ hai, hành vi hạn chế cạnh tranh được thực hiện bởi một chủ thể độc lập hoặc thông qua sự liên kết của một nhóm chủ thể có vị trí hoặc có quyền lực nhất định trên thị trường để có thể gây tác động hạn chế cạnh tranh. Sự độc lập này phải được pháp luật công nhận, rằng chủ thể này là một tổ chức/ pháp nhân độc lập và có quyền nghĩa vụ độc lập, có thể tự chịu các trách nhiệm pháp lý và về cả việc chủ hoạt động nội bộ. Tức là chủ thể của hành vi này không phải những người liên quan tới nhau theo pháp luật doanh nghiệp, không cùng trong một tập đoàn kinh doanh hay không cùng là thành viên của tổng công ty. Việc xác định vị trí của doanh nghiệp trên thị trường trong nhiều trường hợp phụ thuộc vào sức mạnh thị trường của doanh nghiệp hoặc thị phần của doanh nghiệp.

Thứ ba, hành vi hạn chế cạnh tranh thường được thực hiện trên cùng một thị trường liên quan. Nghĩa là có sự sự thống nhất ý chí về việc cùng hành động gây hạn chế cạnh tranh giữa các chủ thể tham gia thỏa thuận hạn chế cạnh tranh. Các thỏa thuận này thường là kết quả của sự đàm phán, thương lượng giữa các bên tham gia có liên quan đến việc gây hạn chế cạnh tranh trên một thị trường liên quan. Tuy nhiên, thỏa thuận hạn chế cạnh tranh giữa các doanh nghiệp kinh doanh ở các công đoạn khác nhau trong cùng một chuỗi sản xuất, phân phối, cung ứng đối với một loại hàng hóa, dịch vụ nhất định cũng có thể gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh một cách đáng kể trên thị trường.

Thứ tư, mục đích của hành vi hạn chế cạnh tranh sẽ dẫn đến làm giảm, sai lệch và cản trở cạnh tranh trên thị trường. Đồng thời làm thay đổi cấu trúc cạnh tranh của thị trường hoặc tương quan cạnh tranh giữa các doanh nghiệp dẫn đến giảm áp lực cạnh tranh giữa các doanh nghiệp. Đây là đặc điểm chung của các hành vi hạn chế canh tranh. Bên cạnh đó, hành vi này làm ngăn cản sự tham gia thị trường của các doanh nghiệp mới; làm xâm hại đến lợi ích của người tiêu dùng hoặc thậm chí làm các doanh nghiệp bị  phá sản/ giải thể

Như vậy, pháp luật cạnh tranh với mục đích là bảo vệ, tạo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho các doanh nghiệp, cá nhân, tổ chức phát triển hoạt động thương mại, chính vì lẽ đó, các thỏa thuận nhằm xóa bỏ cạnh tranh trên thị trường gây ảnh hưởng đến các chủ thể không tham gia thoả thuận, lẫn người trực tiếp sử dụng sản phẩm trên thị trường bị hạn chế canh tranh.

___________________________ 

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện:

Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Slogan công ty có được bảo hộ không?

Slogan công ty có được bảo hộ không?

Đăng vào ngày: 09/09/2024

Trong thời đại nền kinh tế tri thức và tiến trình hội nhập toàn cầu hiện nay, các tài sản trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức. Một trong số những công cụ tạo nên giá trị thương hiệu doanh […]

Xem thêm
04 nhóm tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ có thể khởi kiện tại Tòa án

04 nhóm tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ có thể khởi kiện tại Tòa án

Đăng vào ngày: 06/09/2024

“Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ” rất đa dạng và phức tạp do quyền sở hữu trí tuệ bảo hộ cho các đối tượng quyền khác nhau được xác lập dựa trên các điều kiện pháp lý khác nhau. Xét về thực chất xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ […]

Xem thêm
Tài sản của doanh nghiệp được xử lý ra sao khi phá sản?

Tài sản của doanh nghiệp được xử lý ra sao khi phá sản?

Đăng vào ngày: 29/08/2024

Thủ tục phá sản là một thủ tục hành chính khá phức tạp đối với doanh nghiệp. Theo cách giải thích từ ngữ trong Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố […]

Xem thêm
Hạn sử dụng của hàng hóa sản phẩm được tính từ ngày nào

Hạn sử dụng của hàng hóa sản phẩm được tính từ ngày nào

Đăng vào ngày: 28/08/2024

Quy định về thời hạn sử dụng hàng hoá là tất cả những chỉ tiêu, quy chuẩn quy định về thời hạn để sử dụng hàng hoá được tốt nhất. Định nghĩa của về hạn sử dụng của hàng hóa sản phẩm được quy định tại khoản 11 Điều 3 NĐ43/2017/NĐ-CP quy định như sau: […]

Xem thêm