Trang chủ » Blog » Đặc điểm của quyền tác giả

Đặc điểm của quyền tác giả

13/05/2024 - 120

Thblaw.com.vn

-

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của chủ thể đối với các sản phẩm sáng tạo trí tuệ của mình, bao gồm nhưng không giới hạn trong lĩnh vực sử dụng hay chuyển giao các sản phẩm đó, là quyền của tác giả đối với sản phẩm, là quyền liên quan hoặc sở hữu…

Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của chủ thể đối với các sản phẩm sáng tạo trí tuệ của mình, bao gồm nhưng không giới hạn trong lĩnh vực sử dụng hay chuyển giao các sản phẩm đó, là quyền của tác giả đối với sản phẩm, là quyền liên quan hoặc sở hữu công nghiệp, quyền đối với giống cây trồng. Cũng như các quan hệ pháp luật dân sự khác, lĩnh vực này cũng hay diễn ra những tranh chấp, vì vậy, việc phát sinh nhu cầu bảo hộ quyền hợp pháp của các chủ thể là điều tất yếu. Việc xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ sẽ được thực hiện tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm.

Theo đó, quyền tác giả được biết đến như một loại quyền chính đáng hợp pháp của những người sáng tạo, những người tham gia vào hoạt động văn hoá, nghệ thuật, khoa học.

Quyền tác giả là một bộ phận của quyền sở hữu trí tuệ, do vậy, nó có đầy đủ các đặc trưng của quyền sở hữu trí tuệ. Quyền tác giả còn có những đặc điểm riêng biệt của nó, cụ thể như sau:

1. Quyền tác giả có đối tượng là những tác phẩm mang tính sáng tạo, được bảo hộ không phụ thuộc vào giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật

Theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ:“Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa”. 

Tác phẩm là thành quả lao động sáng tạo của tác giả được thể hiện dưới hình thức nhất định. Mọi cá nhân đều có quyền sáng tạo văn học, nghệ thuật, khoa học và khi cá nhân tạo ra tác phẩm trí tuệ, không phụ thuộc vào giá trị nội dung và nghệ thuật đều có quyền tác giả đối với tác phẩm. Chỉ cần tác phẩm được tạo nên trực tiếp từ lao động trí tuệ của tác giả, không phải sao chép từ người khác, thì khi đó sẽ phát sinh quyền tác giả. Những nội dung thể hiện trong tác phẩm mà đi ngược lại với thuần phong mỹ tục, văn hoá dân tộc,…sẽ không được bảo hộ. Bản chất sản phẩm của lao động trí tuệ mang tính tích lũy khá cao, không bị hao mòn như tài sản hữu hình. Tác phẩm sẽ được nhiều người biết đến, nếu có nội dung phong phú, đặc biệt, kết hợp bởi giá trị nghệ thuật, khoa học và kinh nghiệm nghề nghiệp của tác giả.

2. Quyền tác giả tập trung bảo hộ hình thức thể hiện của tác phẩm

Pháp luật về quyền tác giả chỉ bảo hộ hình thức chứa đựng tác phẩm khi nó được tạo ra và thể hiện dưới hình thức nhất định mà không bảo hộ nội dung sáng tạo tác phẩm. Quyền tác giả chỉ được giới hạn trong phạm vi thể hiện cụ thể của tác phẩm. Điều đó có nghĩa là, quyền tác giả chỉ phát sinh đối với những tác phẩm có tồn tại và có thể cảm nhận được bằng nhiều cách. Quyền tác giả không bao gồm ý tưởng của tác giả thể hiện trong tác phẩm bởi không một ai có thể biết được một vấn đề đang nằm trong suy nghĩ của người khác nếu chúng không được thể hiện ra. Những ý tưởng, kể cả cách sắp xếp, trình bày đã có trong suy nghĩ của tác giả nhưng chưa được thể hiện ra bên ngoài bằng hình thức nhất định thì không có căn cứ để công nhận và bảo hộ. Sự sáng tạo của tác giả không chỉ đem lại cho tác giả quyền mà còn nhằm chống lại sự sao chép và sử dụng trái phép.

Pháp luật về quyền tác giả không quy định về nội dung đối với tác phẩm được bảo hộ, trong khi quyền sở hữu công nghiệp bảo hộ nội dung của đối tượng. Đối tượng sở hữu công nghiệp phải đáp ứng được các điều kiện nhất định. Vì lẽ đó, nhiều tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học có cùng nội dung nhưng có sự sáng tạo trong hình thức thể hiện đều được pháp luật bảo vệ.

3. Quyền tác giả có cơ chế xác lập tự động

Quyền tác giả được xác lập dựa vào chính hành vi tạo ra tác phẩm của tác giả, không phụ thuộc vào thể thức, thủ tục nào. Ngay từ khi tác phẩm được sáng tạo ra bằng hoạt động lao động trí óc, tác giả được bảo hộ về mặt pháp lý và có các quyền của người sáng tạo. Do quyền tác giả phát sinh dựa trên hoạt động sáng tạo, nên nó được xác lập một cách mặc nhiên ngay khi tác phẩm được thể hiện dưới hình thức khách quan mà người khác có thể nhận biết được. Việc đăng ký quyền tác giả, dó đó, không phải là căn cứ phát sinh quyền tác giả, mà chỉ được xem là có giá trị chứng minh của chủ sỡ hữu quyền tác giả khi có tranh chấp, khiếu nại hay tố cáo.

4. Quyền tác giả không được bảo hộ một cách tuyệt đối

Đối với các tác phẩm đã được công bố, phổ biến và tác phẩm không bị cấm sao chụp thì cá nhân, tổ chức được phép sử dụng tác phẩm của người khác nếu việc sử dụng đó không nhằm mục đích kinh doanh, không làm ảnh hưởng đến việc sử dụng, khai thác bình thường của tác phẩm, không xâm hại đến các quyền, lợi ích hợp pháp khác của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả như việc sử dụng tác phẩm nhằm mục đích tuyên truyền, cổ động,… thì không bị coi là hành vi xâm phạm quyền của tác giả và chủ sở hữu quyền tác giả.

Tóm lại, dựa vào những đặc điểm nêu trên, ta thấy rõ được bản chất của quyền tác giả cũng như dễ dàng phân biệt quyền tác giả với những nhóm quyền khác trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ. Quyền sở hữu trí tuệ không những được bảo hộ ở tại nước có công dân sáng tạo ra sản phẩm trí tuệ đó mà còn được bảo hộ ở các nước thành viên của các điều ước quốc tế về sở hữu trí tuệ; các thành quả của lao động trí tuệ đều có nâng cao trình độ hiểu biết của mọi người trong đời sống xã hội.

Theo đó, quyền tác giả bao gồm những quyền cụ thể mà pháp luật trao cho tác giả hay chủ sở hữu của một tác phẩm về việc đặt tên tác phẩm, đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm, được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; Sao chép, điều chỉnh hay truyền tải, phổ biến tác phẩm đến với công chúng bằng và việc cho phép người khác tham gia vào quá trình khai thác tác phẩm.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Quyền tác giả có khác với bản quyền hay không?

Quyền tác giả có khác với bản quyền hay không?

Đăng vào ngày: 17/03/2025

Bản quyền và quyền tác giả thực chất đều có chung một ý nghĩa. Hệ thống các văn bản pháp lý tại Việt Nam hiện tại sử dụng thuật ngữ chính thức đó là “quyền tác giả”. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm của mình sáng tạo…

Xem thêm
Tác phẩm cải biên, tác phẩm chuyển thể là gì?

Tác phẩm cải biên, tác phẩm chuyển thể là gì?

Đăng vào ngày: 14/03/2025

Ngày nay, việc cải biên, chuyển thể tác phẩm diễn ra hết sức phong phú, đa dạng ví dụ như chuyển từ tác phẩm truyện thành phim. Hoạt động này góp phần cho đời sống văn hóa nghệ thuật trở nên sinh động hơn. Vậy cải biên tác phẩm, chuyển thể tác phẩm là gì?…

Xem thêm
Tác phẩm được sáng tạo dựa trên một tác phẩm khác có được bảo hộ quyền tác giả?

Tác phẩm được sáng tạo dựa trên một tác phẩm khác có được bảo hộ quyền tác giả?

Đăng vào ngày: 13/03/2025

1. Sáng tạo dựa trên một tác phẩm khác có phải là tác phẩm phái sinh? Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ, quy định thuật ngữ tác phẩm phái sinh như sau: Tác phẩm phái sinh là tác phẩm được sáng tạo trên cơ sở một…

Xem thêm
Quyền tạm thời đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp

Quyền tạm thời đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp

Đăng vào ngày: 28/02/2025

Trong quá trình cấp văn bằng bảo hộ đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp đã có những hành xâm phạm quyền đối của các đối tượng sở hữu công nghiệp. Để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của chủ sở hữu đối tượng công nghiệp thì pháp luật sở hữu trí tuệ…

Xem thêm