Trang chủ » Blog » Có thể ủy quyền xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp không?

Có thể ủy quyền xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp không?

18/12/2023 - 49

Thblaw.com.vn

-

  Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh […]

 

Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Trên thực tế, quyền sở hữu công nghiệp của cá nhân, tổ chức thường xuyên bị xâm phạm bởi các chủ thể khác. Do đó, pháp luật trí tuệ Việt Nam đã có các quy định nhằm bảo vệ quyền SHCN. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, chủ thể quyền sở hữu công nghiệp không thể trực tiếp thực hiện các công việc liên quan đến xử lý xâm phạm thì có thể ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác để xử lý vi phạm quyền sở hữu công nghiệp không?

Theo khoản 1 Điều 23 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP nghị định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực sở hữu công nghiệp quy định về ủy quyền yêu cầu xử lý vi phạm như sau: “Chủ thể quyền sở hữu công nghiệp nếu không trực tiếp nộp đơn yêu cầu xử lý vi phạm thì có thể ủy quyền cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh, đại lý của mình hoặc đại diện sở hữu công nghiệp tại Việt Nam tiến hành thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm quy định tại Nghị định này.”

Nghị định này cũng quy định về văn bản ủy quyền và thời hạn ủy quyền như sau:

“2. Việc ủy quyền phải được làm bằng văn bản dưới hình thức giấy ủy quyền hoặc hợp đồng ủy quyền.

Văn bản ủy quyền của tổ chức, cá nhân tại Việt Nam phải có chữ ký của người đại diện hợp pháp của bên ủy quyền và con dấu xác nhận của bên ủy quyền, nếu có con dấu đăng ký hợp pháp.

Văn bản ủy quyền của tổ chức, cá nhân nước ngoài phải có xác nhận của công chứng hoặc chính quyền địa phương hoặc lãnh sự quán, hoặc hình thức khác được coi là hợp pháp theo quy định của pháp luật tại nơi lập văn bản ủy quyền.

  1. Văn bản ủy quyền nộp kèm theo đơn yêu cầu xử lý vi phạm phải là bản gốc. Văn bản ủy quyền làm bằng tiếng nước ngoài thì phải nộp kèm theo bản dịch sang tiếng Việt có chứng thực của chính quyền địa phương hoặc có cam kết và xác nhận của đại diện sở hữu công nghiệp là bên nhận ủy quyền.

Trường hợp văn bản ủy quyền là bản sao của bản gốc văn bản ủy quyền đã nộp trong hồ sơ trước đó cho cùng cơ quan xử lý vi phạm thì cũng được coi là hợp lệ, với điều kiện người nộp đơn phải chỉ rõ số hồ sơ đã nộp và bản gốc văn bản ủy quyền được chỉ dẫn vẫn đang có hiệu lực và đúng nội dung ủy quyền.

  1. Văn bản ủy quyền có giá trị trong thủ tục xác lập quyền theo quy định tại Điều 107 của Luật sở hữu trí tuệ có ghi rõ nội dung ủy quyền bao gồm thủ tục thực thi, bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam thì cũng có giá trị pháp lý trong thủ tục yêu cầu xử lý vi phạm theo quy định tại Nghị định này.
  2. Thời hạn ủy quyền được xác định theo thời hạn ghi trong văn bản ủy quyền. Trong trường hợp văn bản ủy quyền không ghi rõ thời hạn thì thời hạn ủy quyền được xác định theo quy định tại Khoản 3 Điều 107 của Luật sở hữu trí tuệ.”

Văn bản ủy quyền yêu cầu xử lý vi phạm khi được nộp kèm theo đơn yêu cầu xử lý vi phạm phải đáp ứng các điều kiện trên và lưu ý một số trường hợp sau:

– Trường hợp văn bản ủy quyền gốc bao gồm nội dung ủy quyền thực hiện thủ tục bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đã nộp trong hồ sơ trước đó cho cùng cơ quan xử lý vi phạm thì chủ thể quyền nộp bản sao và chỉ dẫn đến bản gốc văn bản ủy quyền đó.

– Trường hợp văn bản ủy quyền gốc bao gồm nội dung ủy quyền thực hiện thủ tục bảo vệ quyền sở hữu công nghiệp đã nộp cho Cục Sở hữu trí tuệ hoặc cơ quan có thẩm quyền khác thì chủ thể quyền nộp bản sao có xác nhận của cơ quan đang lưu giữ bản gốc văn bản ủy quyền.

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh

Thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh

Đăng vào ngày: 26/04/2024

Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành với mục đích bảo vệ quyền lợi và tài sản trí óc của chúng ta. Để ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép tài sản trí tuệ đó với mục đích cá nhân hay thương mại riêng, tác phẩm nhiếp ảnh cũng thuộc một trong các […]

Xem thêm
Bí mật kinh doanh được bảo hộ dưới những hình thức nào?

Bí mật kinh doanh được bảo hộ dưới những hình thức nào?

Đăng vào ngày: 25/04/2024

Bảo vệ bí mật kinh doanh là việc cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có thể cân nhắc lựa chọn bảo vệ bí mật kinh doanh dưới 02 hình thức là đăng ký bảo hộ dưới danh nghĩa sáng […]

Xem thêm
Chiến lược bảo vệ bí mật kinh doanh theo WIPO

Chiến lược bảo vệ bí mật kinh doanh theo WIPO

Đăng vào ngày: 24/04/2024

Đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ trên cơ sở có văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền. Quyền sở hữu công nghiệp đối […]

Xem thêm
Nên bảo hộ logo dưới dạng quyền tác giả hay nhãn hiệu?

Nên bảo hộ logo dưới dạng quyền tác giả hay nhãn hiệu?

Đăng vào ngày: 23/04/2024

Xã hội ngày càng phát triển, tài sản sở hữu trí tuệ cũng vì thế mà được chú trọng hơn. Logo chính là một công cụ quan trọng để doanh nghiệp tạo dựng vị thế trong lòng khách hàng. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên bảo hộ logo dưới dạng quyền tác giả hay đăng ký […]

Xem thêm