Trang chủ » Blog » Có thể tự ý thay đổi tên tác phẩm nước ngoài mà mình dịch sang tiếng Việt không?

Có thể tự ý thay đổi tên tác phẩm nước ngoài mà mình dịch sang tiếng Việt không?

10/06/2024 - 97

Thblaw.com.vn

-

Căn cứ Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền nhân thân của tác giả bao gồm: “Điều 19. Quyền nhân thân Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây: 1. Đặt tên cho tác phẩm; 2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc […]

Căn cứ Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về quyền nhân thân của tác giả bao gồm:

“Điều 19. Quyền nhân thân

Quyền nhân thân bao gồm các quyền sau đây:

1. Đặt tên cho tác phẩm;

2. Đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng;

3. Công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm;

4. Bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín của tác giả.”

Theo quy định trên, đặt tên cho tác phẩm là quyền nhân thân của tác giả mà quyền nhân thân được hiểu là quyền gắn liền với bản thân tác giả mà không thể chuyển giao cho người khác.

Mặt khác, tại Điều 20 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về quyền nhân thân, cụ thể như sau:

“Điều 20. Quyền nhân thân

1. Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ. Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

2. Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.

3. Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.”

Theo đó, quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 Luật Sở hữu trí tuệ không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

Theo quy định trên, đặt tên cho tác phẩm là quyền nhân thân của tác giả mà quyền nhân thân được hiểu là quyền gắn liền với bản thân tác giả mà không thể chuyển giao cho người khác. Mặt khác, tại Điều 20 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định:

– Quyền đặt tên cho tác phẩm quy định tại khoản 1 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ. Quyền này không áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác.

– Quyền công bố tác phẩm hoặc cho phép người khác công bố tác phẩm quy định tại khoản 3 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc phát hành tác phẩm đến công chúng với số lượng bản sao hợp lý để đáp ứng nhu cầu của công chúng tùy theo bản chất của tác phẩm, do tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả thực hiện hoặc do cá nhân, tổ chức khác thực hiện với sự đồng ý của tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả. Công bố tác phẩm không bao gồm việc trình diễn một tác phẩm sân khấu, điện ảnh, âm nhạc; đọc trước công chúng một tác phẩm văn học; phát sóng tác phẩm văn học, nghệ thuật; trưng bày tác phẩm tạo hình; xây dựng công trình từ tác phẩm kiến trúc.

– Quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm, không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm quy định tại khoản 4 Điều 19 của Luật sở hữu trí tuệ là việc không cho người khác sửa chữa, cắt xén tác phẩm hoặc sửa chữa, nâng cấp chương trình máy tính trừ trường hợp có thoả thuận của tác giả.

Như vậy, tác giả có quyền đặt tên cho tác phẩm của mình, tuy nhiên quyền này không được áp dụng đối với tác phẩm dịch từ ngôn ngữ này sang ngôn ngữ khác nhằm mục đích bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm gốc. Do đó, không thể tự ý thay đổi tên tác phẩm dịch của mình.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Quy định của pháp luật về đồng tác giả

Quy định của pháp luật về đồng tác giả

Đăng vào ngày: 03/10/2024

Một tác phẩm có thể được sáng tạo bởi một hoặc nhiều tác giả. Đồng tác giả được hiểu là 2 người cùng tham gia sáng tạo hay hoàn thiện tác phẩm của mình. Họ có những quyền như tác giả thông thường và có thể tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền dành […]

Xem thêm
Cá nhân có thể đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản chưa hình thành trên thực tế mà chỉ mới được lên ý tưởng hay không

Cá nhân có thể đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản chưa hình thành trên thực tế mà chỉ mới được lên ý tưởng hay không

Đăng vào ngày: 23/09/2024

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như chúng ta đã biết là bảo hộ cho tác phẩm; xác lập quyền cho sáng chế, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí,… Vậy đối với tài sản mới được lên ý tưởng thì có thể được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ […]

Xem thêm
Quyền tác giả trong vấn đề đạo nhái tranh

Quyền tác giả trong vấn đề đạo nhái tranh

Đăng vào ngày: 18/09/2024

Trên thực tế, pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành không hề có khái niệm về “đạo nhái”. Có thể hiểu hành vi “đạo nhái” tác phẩm là hành vi sao chép, làm lại, phân phối… trái phép một phần, hoặc toàn bộ tác phẩm gây ảnh hưởng đến các quyền nhân thân và […]

Xem thêm
Những lưu ý khi sử dụng tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Những lưu ý khi sử dụng tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Đăng vào ngày: 13/09/2024

Quyền tác giả là một quyền được bảo vệ bởi Luật Sở hữu trí tuệ. Các tác giả sẽ đăng ký bảo hộ quyền tác giả để tránh việc bị xâm phạm các quyền của mình bởi những chủ thể muốn sử dụng tác phẩm của học. Vậy những chủ thể khác cần lưu ý […]

Xem thêm