Trang chủ » Blog » Có được lấy tên người nổi tiếng để đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam không?

Có được lấy tên người nổi tiếng để đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam không?

19/11/2023 - 118

Thblaw.com.vn

-

Đăng ký nhãn hiệu bằng tên người nổi tiếng nhằm tăng thêm phần thu hút và được nhiều người để ý, quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ. Vậy có được đăng ký nhãn hiệu bằng tên của người nổi tiếng không? Cùng THB tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây. Nhãn hiệu là…

Đăng ký nhãn hiệu bằng tên người nổi tiếng nhằm tăng thêm phần thu hút và được nhiều người để ý, quan tâm đến sản phẩm, dịch vụ. Vậy có được đăng ký nhãn hiệu bằng tên của người nổi tiếng không? Cùng THB tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây.

Nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Có thể thấy, chức năng chính của nhãn hiệu là giúp người tiêu dùng phân biệt được hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân này với hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân khác.

Do đó, nhãn hiệu sẽ được bảo hộ nếu đáp ứng được các điều kiện chung quy định tại Điều 72 Luật Sở hữu trí tuệ sau đây:

– Là dấu hiệu nhìn thấy được dưới dạng chữ cái, từ ngữ, hình vẽ, hình ảnh, kể cả hình ba chiều hoặc sự kết hợp các yếu tố đó, được thể hiện bằng một hoặc nhiều mầu sắc;

– Có khả năng phân biệt hàng hoá, dịch vụ của chủ sở hữu nhãn hiệu với hàng hoá, dịch vụ của chủ thể khác.

Cụ thể, nhãn hiệu được coi là có khả năng phân biệt nếu được tạo thành từ một hay một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc được tạo thành từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể dễ nhận biết, dễ ghi nhớ và không phải là dấu hiệu thuộc các trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 74 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sau đây:

– Hình và hình học đơn giản, chữ số, chữ cái, chữ thuộc các ngôn ngữ không thông dụng;

– Dấu hiệu, biểu tượng quy ước, hình vẽ hoặc tên gọi thông thường của hàng hoá, dịch vụ bằng bất kỳ ngôn ngữ nào đã được sử dụng rộng rãi, nhiều người biết đến;

– Dấu hiệu chỉ các đặc tính mang tính mô tả hàng hoá, dịch vụ như: địa điểm, phương pháp sản xuất, chủng loại, chất lượng, thành phần, công dụng …;

– Dấu hiệu mô tả hình thức pháp lý, lĩnh vực kinh doanh của chủ thể kinh doanh;

– Dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu của người khác cho hàng hoá, dịch vụ trùng hoặc tương tự;

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu nổi tiếng của người khác đăng ký.

– Dấu hiệu trùng hoặc tương tự với tên thương mại, chỉ dẫn địa lý; trùng hoặc không khác biệt đáng kể với kiểu dáng công nghiệp đã được bảo hộ nếu việc sử dụng dấu hiệu đó có thể gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc hàng hoá, dịch vụ.

Dấu hiệu không được bảo hộ với danh nghĩa là nhãn hiệu theo quy định tại Điều 73 Luật Sở hữu trí tuệ, dấu hiệu sẽ không được bảo hộ dưới danh nghĩa nhãn hiệu nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

– Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với hình quốc kỳ, quốc huy của các nước;

– Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với biểu tượng, cờ, huy hiệu, tên viết tắt, tên đầy đủ của cơ quan nhà nước, tổ chức về chính trị, xã hội, nghề nghiệp của Việt Nam và tổ chức quốc tế, nếu không được cơ quan, tổ chức đó cho phép;

– Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh, hình ảnh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài;

– Trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với dấu chứng nhận, dấu kiểm tra, dấu bảo hành của tổ chức quốc tế mà tổ chức đó có yêu cầu không được sử dụng;

– Dấu hiệu làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ (nguồn gốc xuất xứ, tính năng, công dụng, chất lượng, giá trị,…).

Vậy có thể lấy tên người nổi tiếng để đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam không?

Trong tiếng Việt, thuật ngữ người nổi tiếng thường có hai nghĩa. Một là chỉ một cá nhân hay một nhóm người có danh tiếng và được công chúng thừa nhận một cách rộng rãi, với hệ quả trực tiếp là được các phương tiện truyền thông đại chúng chú ý đến. Họ có thể là các danh y, danh thủ, danh họa, danh ca, danh hài…

Hai là, người nổi tiếng nghĩa là người có danh tiếng bởi có công trạng với xã hội và được xã hội ghi nhận. Họ có thể là những nhà chính trị, nhà quân sự, nhà văn hoá, nhà khoa học…

Tuy nhiên, người nộp đơn lấy tên người nổi tiếng để đăng ký nhãn hiệu có thể bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối Văn bằng bảo hộ nếu thuộc một trong các trường hợp sau:

Thứ nhất, tên người nổi tiếng được lấy để đăng ký nhãn hiệu trùng hoặc tương tự đến mức gây nhầm lẫn với tên thật, biệt hiệu, bút danh của lãnh tụ, anh hùng dân tộc, danh nhân của Việt Nam, của nước ngoài.

Bởi, khái niệm “người nổi tiếng” dù không được quy định trong bất kỳ văn bản pháp luật nào. Tuy nhiên, có thể hiểu: người nổi tiếng là người được công chúng biết đến và thừa nhận một cách rộng rãi trong một hoặc một số lĩnh vực nhất định. Do đó, người nổi tiếng cũng có thể là lãnh tụ, anh hùng dân tộc hay danh nhân.

Thứ hai, việc đăng ký nhãn hiệu bằng tên người nổi tiếng làm hiểu sai lệch, gây nhầm lẫn hoặc có tính chất lừa dối người tiêu dùng về các đặc tính của hàng hoá, dịch vụ.

Cụ thể, người tiêu dùng dễ dàng lầm tưởng rằng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu chứa tên người nổi tiếng là do chính người nổi tiếng đó sản xuất hoặc cung cấp. Hơn nữa, người tiêu dùng có thể vì tin tưởng danh tiếng và uy tín của người nổi tiếng mà chọn mua, sử dụng hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu này.

Bên cạnh đó, nếu hàng hóa, dịch vụ không đảm bảo chất lượng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh, danh tiếng, uy tín cá nhân của người nổi tiếng bị sử dụng tên để đăng ký nhãn hiệu.

Thứ ba, nhãn hiệu là tên người nổi tiếng không có khả năng phân biệt nếu thuộc trường hợp tên người nổi tiếng này đã được chủ thể khác đăng ký bảo hộ đối với tên thương mại hoặc nhãn hiệu trước đó (thường do chính người nổi tiếng đăng ký bảo hộ).

 

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
So sánh tác phẩm báo chí và tin tức thời sự thuần túy đưa tin

So sánh tác phẩm báo chí và tin tức thời sự thuần túy đưa tin

Đăng vào ngày: 24/11/2024

Trong lĩnh vực báo chí và truyền thông, tác phẩm báo chí và tin tức thời sự thuần túy là hai khái niệm thường xuyên được nhắc đến nhưng lại có những sự khác biệt rõ rệt về bản chất, mục đích và cách thức trình bày thông tin. Việc phân biệt giữa tác phẩm…

Xem thêm
5 sai lầm phổ biến khi mua bản quyền sách

5 sai lầm phổ biến khi mua bản quyền sách

Đăng vào ngày: 20/11/2024

Mua bản quyền sách hay nói chính xác hơn chính là thực hiện chuyển nhượng quyền tác giả và các quyền liên quan đến tác giả của tác phẩm sách nào đó. Muốn sử dụng hợp pháp tác phẩm thì cần phải có được sự đồng ý của tác giả, có thể lấy được sự…

Xem thêm
Hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất

Hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất

Đăng vào ngày: 12/11/2024

Hiện nay, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra phổ biến tại nhiều quốc gia, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Pháp luật Việt Nam phải đối mặt với tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ khá nghiêm trọng, trong đó phổ biến nhất là hành…

Xem thêm
Vì sao tin tức thời sự thuần túy không được bảo hộ?

Vì sao tin tức thời sự thuần túy không được bảo hộ?

Đăng vào ngày: 08/11/2024

Pháp luật nước ta hiện nay quy định quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định,…

Xem thêm