Trang chủ » Blog » Có các hệ thống phân loại nào phục vụ tra cứu nhãn hiệu hàng hóa?

Có các hệ thống phân loại nào phục vụ tra cứu nhãn hiệu hàng hóa?

05/04/2023 - 175

Thblaw.com.vn

-

– Bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ để đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa (Thỏa ước Nice). Bảng phân loại lần thứ 8 gồm 45 nhóm sản phẩm và dịch vụ (34 nhóm sản phẩm, 11 nhóm dịch vụ). Người nộp đơn đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa phải chỉ rõ […]

– Bảng phân loại quốc tế hàng hóa và dịch vụ để đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa (Thỏa ước Nice). Bảng phân loại lần thứ 8 gồm 45 nhóm sản phẩm và dịch vụ (34 nhóm sản phẩm, 11 nhóm dịch vụ). Người nộp đơn đăng ký Nhãn hiệu hàng hóa phải chỉ rõ Nhãn hiệu hàng hóa đăng ký được sử dụng cho nhóm (hoặc những nhóm) sản phẩm nào và phải liệt kê các sản phẩm cụ thể của mỗi nhóm, việc làm này có ý nghĩa pháp lý vì nó xác định quyền của chủ nhãn hiệu.

– Bảng phân loại quốc tế các Nhãn hiệu hàng hóa có yếu tố hình (Bảng phân loại Viên). Chỉ phục vụ cho việc tra cứu, tìm kiếm các nhãn hiệu thuộc dạng hình ảnh., không có giá trị pháp lý. Cấu trúc của bảng phân loại: theo thứ bậc trên dưới từ tổng quát đến chi tiết. Các yếu tố hình được chia thành 29 lớp, đánh số từ 1 đến 29. Các lớp chia thành nhóm, các nhóm chia thành phân nhóm. Bảng phân loại Viên xuất bản lần thứ 4 có: 29 lớp, 144 nhóm và 1634 phân nhóm. Mỗi Nhãn hiệu hàng hóa có bao nhiêu yếu tố hình thì phải phân loại từng yếu tố.

Bên cạnh đó, có các dạng tra cứu nhãn hiệu như sau:

– Tra cứu trùng lặp hoặc tương tự: Trùng lặp hoặc tương tự về nhãn hiệu; Trùng lặp hoặc tương tự về sản phẩm hay dịch vụ mang nhãn hiệu.

– Tra cứu trùng lặp: Trùng lặp về NHHH (kết cấu, cách thể hiện, cách phát âm, màu sắc, ý nghĩa trùng nhau); Trùng lặp về sản phẩm, dịch vụ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hàng hóa.

– Tra cứu tương tự: Tương tự về nhãn hiệu: so sánh cấu tạo, ý nghĩa, cách thể hiện, cách phát âm (nếu là từ ngữ), màu sắc. Tương tự về sản phẩm hay dịch vụ: xem xét bản chất (thành phần, cấu tạo, hình dáng), chức năng (công dụng hoặc mục đích sử dụng), phương thức thực hiện chức năng, phương thức lưu thông trên thị trường.

Kết luận một nhãn hiệu bị coi là tương tự với một Nhãn hiệu đối chứng: Nhãn hiệu trùng với nhãn hiệu đối chứng và hàng hóa/dịch vụ tương tự với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng. Dấu hiệu tương tự với nhãn hiệu đối chứng và hàng hóa, dịch vụ trùng (cùng loại) với hàng hóa, dịch vụ mang nhãn hiệu đối chứng.

Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu nên làm gì để ngăn cản việc nộp đơn không trung thực ?

Chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu nên làm gì để ngăn cản việc nộp đơn không trung thực ?

Đăng vào ngày: 08/07/2024

Việt Nam là quốc gia tuân theo nguyên tắc “First to file” – “ai nộp đơn trước người đó có quyền” nên để tránh trường hợp bị đăng ký trên cơ sở “thiếu trung thực” và quá trình phản đối/hủy bỏ tốn kém cả thời gian, tiền bạc, Chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến […]

Xem thêm
Cần phải lưu ý điều gì khi tạo dựng nhãn hiệu

Cần phải lưu ý điều gì khi tạo dựng nhãn hiệu

Đăng vào ngày: 05/07/2024

Việc tạo dựng nhãn hiệu phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng, đây được xem là nhân tố trọng điểm trong chiến lược tiếp thị của mỗi công ty. Do đó, khi bắt đầu lựa chọn hoặc tạo dựng nhãn hiệu, doanh nghiệp cần lưu ý: Kiểm tra điều kiện đăng ký bảo hộ […]

Xem thêm
Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu

Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu

Đăng vào ngày: 03/07/2024

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới kéo theo sự phong phú, đa dạng về số lượng và chất lượng của hàng hoá. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc củng cố, nâng cấp sản phẩm của chính mình. Cũng chính vì […]

Xem thêm
Tìm hiểu về “đầu cơ nhãn hiệu”

Tìm hiểu về “đầu cơ nhãn hiệu”

Đăng vào ngày: 29/06/2024

“Đầu cơ”  là hành vi mua/thu thập tài sản với hi vọng giá trị của các tài sản đó sẽ tăng và sau đó bán với mức giá cao để kiếm lợi nhuận. Vậy, “đầu cơ nhãn hiệu” với dụng ý xấu nhằm chiếm đoạt tài sản sở hữu trí tuệ có thể được hiểu […]

Xem thêm