Chủ thể nào có quyền đăng ký nhãn hiệu?
Thblaw.com.vn
-
Căn cứ Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu như sau: Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu 1.Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp. 2. […]

Căn cứ Điều 87 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về chủ thể có quyền đăng ký nhãn hiệu như sau:
Điều 87. Quyền đăng ký nhãn hiệu
1.Tổ chức, cá nhân có quyền đăng ký nhãn hiệu dùng cho hàng hoá do mình sản xuất hoặc dịch vụ do mình cung cấp.
2. Tổ chức, cá nhân tiến hành hoạt động thương mại hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu cho sản phẩm mà mình đưa ra thị trường nhưng do người khác sản xuất với điều kiện người sản xuất không sử dụng nhãn hiệu đó cho sản phẩm và không phản đối việc đăng ký đó.
3. Tổ chức tập thể được thành lập hợp pháp có quyền đăng ký nhãn hiệu tập thể để các thành viên của mình sử dụng theo quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể; đối với dấu hiệu chỉ nguồn gốc địa lý của hàng hoá, dịch vụ, tổ chức có quyền đăng ký là tổ chức tập thể của các tổ chức, cá nhân tiến hành sản xuất, kinh doanh tại địa phương đó.
4. Tổ chức có chức năng kiểm soát, chứng nhận chất lượng, đặc tính, nguồn gốc hoặc tiêu chí khác liên quan đến hàng hoá, dịch vụ có quyền đăng ký nhãn hiệu chứng nhận với điều kiện không tiến hành sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ đó.
5. Hai hoặc nhiều tổ chức, cá nhân có quyền cùng đăng ký một nhãn hiệu để trở thành đồng chủ sở hữu với những điều kiện sau đây:
a) Việc sử dụng nhãn hiệu đó phải nhân danh tất cả các đồng chủ sở hữu hoặc sử dụng cho hàng hoá, dịch vụ mà tất cả các đồng chủ sở hữu đều tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh;
b) Việc sử dụng nhãn hiệu đó không gây nhầm lẫn cho người tiêu dùng về nguồn gốc của hàng hoá, dịch vụ.
6. Người có quyền đăng ký quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4 và 5 Điều này, kể cả người đã nộp đơn đăng ký có quyền chuyển giao quyền đăng ký cho tổ chức, cá nhân khác dưới hình thức hợp đồng bằng văn bản, để thừa kế hoặc kế thừa theo quy định của pháp luật với điều kiện các tổ chức, cá nhân được chuyển giao phải đáp ứng các điều kiện đối với người có quyền đăng ký tương ứng.
7. Đối với nhãn hiệu được bảo hộ tại một nước là thành viên của điều ước quốc tế có quy định cấm người đại diện hoặc đại lý của chủ sở hữu nhãn hiệu đăng ký nhãn hiệu đó mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam cũng là thành viên thì người đại diện hoặc đại lý đó không được phép đăng ký nhãn hiệu nếu không được sự đồng ý của chủ sở hữu nhãn hiệu, trừ trường hợp có lý do chính đáng.
Để được tư vấn và sử dụng dịch vụ Quý khách vui lòng liên hệ!
—————————————————
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 02/03/2023
Căn cứ khoản 20 Điều 4 Luật SHTT, “ Nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được người tiêu dùng biết đến rộng rãi trên toàn lãnh thổ Việt Nam”. Vậy có những tiêu chí gì để đánh giá một nhãn hiệu nổi tiếng? Theo quy định tại Điều 75 Luật SHTT thì các tiêu […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 27/02/2023
Căn cứ khoản 16 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ, nhãn hiệu là dấu hiệu dùng để phân biệt hàng hoá, dịch vụ của các tổ chức, cá nhân khác nhau. Nhãn hiệu được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định tại Điều 72 Luật SHTT, cụ thể: Điều 72. […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 06/01/2023
Với mỗi loại hình đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ đều có mức chi phí riêng theo quy định của pháp luật. Vậy chi phí đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ cụ thể là bao nhiêu? Chi phí đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ với một số quyền sở […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 26/12/2022
Nhãn hiệu giữ vị trí quan trọng trong việc thể hiện uy tín, đánh dấu tên tuổi của một doanh nghiệp. Thực tế, nhãn hiệu là lăng kính để người tiêu dùng phân biệt, đánh giá hàng hoá của các doanh nghiệp, tổ chức. Tuy nhiên, một nhãn hiệu càng nổi tiếng thì càng có […]
Xem thêm