Chế tài xử phạt hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý được bảo hộ
Thblaw.com.vn
-
Trách nhiệm hành chính Căn cứ theo quy định tại Điều 211 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2019, khoản 2 Điều 4 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng…
Căn cứ theo quy định tại Điều 211 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2019, khoản 2 Điều 4 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP thì tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ gây thiệt hại cho tác giả, chủ sở hữu, người tiêu dùng hoặc cho xã hội sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ, tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, tổ chức, cá nhân phát hiện hành vi xâm phạm hoặc do cơ quan có thẩm quyền chủ động phát hiện.
Theo quy định tại Điều 11, Điều 12 Nghị định số 99/2013/NĐ-CP, tổ chức, cá nhân thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ quy định tại khoản 1 Điều 211 của Luật Sở hữu trí tuệ bị buộc phải chấm dứt hành vi xâm phạm và bị áp dụng hình thức phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền. Theo đó, hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý; sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa Iý; sản xuất, nhập khẩu, buôn bán, vận chuyển, tàng trữ để bán tem, nhãn, vật phẩm mang chỉ dẫn địa lý giả mạo có thể bị phạt tiền mức từ 500.000 đồng đến 250.000.000 đồng
Ngoài ra, tuỳ theo tính chất, mức độ xâm phạm, tổ chức, cá nhân xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ còn có thể bị áp dụng hình phạt bổ sung đình chỉ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa vi phạm từ 01 tháng đến 03 tháng và áp dụng các biện pháp khắc phục hiệu quả như:
– Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính, bao gồm chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh, hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý;
– Buộc loại bỏ yếu tố vi phạm và tiêu hủy yếu tố vi phạm đối với hành vi vi phạm;
– Buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa và với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu công nghiệp, không gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường;
– Buộc tiêu hủy hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý; nguyên liệu, vật liệu, phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý; tang vật, phương tiện vi phạm nếu không loại bỏ được yếu tố vi phạm gắn trên tang vật, phương tiện vi phạm đó; hàng hóa vi phạm gây hại cho sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng và môi trường; tem, nhãn, vật phẩm mang chỉ dẫn địa lý giả mạo; tem, nhãn, bao bì, vật phẩm khác mang yếu tố vi phạm;
– Buộc tái xuất đối với hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý, phương tiện, nguyên liệu, vật liệu nhập khẩu được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hóa giả mạo chỉ dẫn địa lý sau khi đã loại bỏ yếu tố vi phạm trên hàng hóa;
– Buộc nộp lại số lợi bất hợp pháp có được do thực hiện hành vi vi phạm.
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Nghị định số 105/2006/NĐ-CP, biện pháp dân sự được áp dụng để xử lý hành vi xâm phạm theo yêu cầu của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ hoặc của tổ chức, cá nhân bị thiệt hại do hành vi xâm phạm gây ra, kể cả khi hành vi đó đã hoặc đang bị xử lý bằng biện pháp hành chính hoặc biện pháp hình sự. Thủ tục yêu cầu áp dụng biện pháp dân sự, thẩm quyền, trình tự, thủ tục áp dụng biện pháp dân sự tuân theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự.
Theo quy định tại Điều 202 Văn bản hợp nhất 07/VBHN-VPQH năm 2019 thì Toà án áp dụng các biện pháp dân sự sau đây để xử lý tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ:
– Buộc chấm dứt hành vi xâm phạm.
– Buộc xin lỗi, cải chính công khai.
– Buộc thực hiện nghĩa vụ dân sự.
– Buộc bồi thường thiệt hại.
– Buộc tiêu huỷ hoặc buộc phân phối hoặc đưa vào sử dụng không nhằm mục đích thương mại đối với hàng hoá, nguyên liệu, vật liệu và phương tiện được sử dụng chủ yếu để sản xuất, kinh doanh hàng hoá xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ với điều kiện không làm ảnh hưởng đến khả năng khai thác quyền của chủ thể quyền sở hữu trí tuệ.
Theo quy định tại Điều 225, 226 Bộ luật Hình sự năm 2015 thì Bộ luật Hình sự có quy định tội danh đối với hành vi cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam, cụ thể theo quy định tại Điều 226 Bộ luật Hình sự năm 2015 được sửa đổi bởi Điểm a khoản 53 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 thì:
- “Người nào cố ý xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý đang được bảo hộ tại Việt Nam mà đối tượng là hàng hóa giả mạo nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
- Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 1.000.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
a) Có tổ chức;
b) Phạm tội 02 lần trở lên;
c) Thu lợi bất chính 300.000.000 đồng trở lên;
d) Gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý 500.000.000 đồng trở lên;
đ) Hàng hóa vi phạm trị giá 500.000.000 đồng trở lên.
- Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
- Pháp nhân thương mại phạm tội quy định tại Điều này, thì bị phạt như sau:
a) Thực hiện hành vi quy định tại khoản 1 Điều này với quy mô thương mại hoặc thu lợi bất chính từ 200.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 300.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng; thu lợi bất chính từ 100.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại cho chủ sở hữu nhãn hiệu hoặc chỉ dẫn địa lý từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng hoặc hàng hóa vi phạm trị giá từ 100.000.000 đồng đến dưới 300.000.000 đồng nhưng đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 500.000.000 đồng đến 2.000.000.000 đồng
b) Phạm tội thuộc trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này, thì bị phạt tiền từ 2.000.000.000 đồng đến 5.000.000.000 đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 06 tháng đến 02 năm;
c) Pháp nhân thương mại còn có thể bị phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 500.000.000 đồng, cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm”.
Theo quy định tại khoản 3 Điều 1 Luật sửa đổi bổ sung một số Điều của Bộ luật Tố tụng hình sự có hiệu lực từ ngày 01/12/2021 thì Tội xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ không thuộc trường hợp khởi tố vụ án hình sự theo yêu cầu của bị hại, các cơ quan có thẩm quyền có quyền khởi tố vụ án nếu xét thấy đủ yếu tố cấu thành tội phạm mà không phu thuộc vào việc bị hại có yêu cầu khởi tố hay không.
Như vậy, có thể thấy ngoài các trách nhiệm hành chính, trách nhiệm dân sự thì đối với hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đối với chỉ dẫn địa lý còn có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự. Đây là tội phạm áp dụng cho các trường hợp pháp nhân có hành vi phạm tội, theo đó ngoài việc truy cứu trách nhiệm hình sự (phạt tiền hoặc phạt tù) đối với Ban lãnh đạo Công ty thì Công ty còn có thể bị phạt tiền đến 5.000.000.000 đồng, đình chỉ hoạt động có thời hạn, cấm kinh doanh, hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định…
Do đó, để tránh rủi ro pháp lý xảy ra, các cá nhân, tổ chức cân lưu ý tra cứu thông tin về chỉ dẫn địa lý trước khi sử dụng cho hàng hóa, dịch vụ, tuân thủ đúng quy định pháp luật liên quan đến chỉ dẫn địa lý.
Để được tư vấn chi tiết về trình tự thủ tục xử lý hành vi xâm phạm quyền đối với chỉ dẫn địa lý quý khách hàng vui lòng liên hệ:
—————————————————
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 05/12/2024
Quyền sở hữu trí tuệ đã và đang khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển hiện nay. Và yếu tố quyết định để có thể đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đó chính là thời gian, không chỉ với đăng ký bảo hộ trong nước mà…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 31/10/2024
Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái diễn ra phổ biến, tràn lan, đặc biệt là tình trạng xâm phạm về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Các hình thức xâm phạm này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp và cá…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 18/10/2024
Sở hữu trí tuệ là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm trong xã hội ngày nay. Các tác giả cũng dần chú trọng hơn về việc bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân từ những sản phẩm trí tuệ hay tác phẩm sáng tạo của mình. Không những thế mà…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 17/10/2024
Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì công bằng và khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến của cá nhân và tổ chức. Nhờ đó, nó tạo điều kiện cho sự ra đời của những sản phẩm vật chất và tinh thần có…
Xem thêm