Trang chủ » Blog » Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ
Cách phân loại các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ
10/02/2025 - 3
Thblaw.com.vn
-
Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…
Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm của các sản phẩm thuộc quyền sở hữu trí tuệ để phân loại.
Ảnh: Sưu tầm
a)Loại thứ nhất là quyền tác giả đối với các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, phần mềm máy tính và các quyền liên quan đến quyền tác giả (quyền kế cận quyền tác giả).
Đặc điểm của các sản phẩm sáng tạo trí tuệ trong lĩnh vực quyền tác giả và quyền liên quan không áp dụng vào sản xuất, kinh doanh để tạo ra vật chất mới, hàng hóa. Những sản phẩm sáng tạo trí tuệ là các tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học khi được sử dụng mang đến cho độc giả, thính giả những hiểu biết nhất định, thỏa mãn nhu cầu tinh thần, mang đến cho độc giả những giá trị thẩm mỹ, quan niệm sống, sự hiểu biết nhất định về thế giới trong quá khứ, hiện tại và viễn cảnh trong tương lai thuộc mọi lĩnh vực của đời sống xã hội trong hòa bình, trong chiến tranh, tình yêu, khát vọng, quan niệm về lẽ sống, về hạnh phúc, sự dũng cảm, đê hèn, về chính nghĩa, phi nghĩa…
b) Loại thứ hai, quyền sở hữu công nghiệp là quyền đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, tên thương mại, thiết kế bố trí mạch tích hợp, bí mật thương mại và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
Các sản phẩm trí tuệ thuộc nhóm này được áp dụng và sản xuất, kinh doanh, làm dịch vụ thu được những sản phẩm là hàng hóa chứa đựng hàm lượng trí tuệ cao, làm thay đổi công nghệ, tăng năng suất lao động và trong nhiều trường hợp các giải pháp kỹ thuật này làm thay đổi một nền sản xuất như một cuộc cách mạng về công nghệ. Các sản phẩm trí tuệ là tài sản vô hình, nhưng khi áp dụng vào sản xuất, kinh doanh được vật chất hóa là các sản phẩm hàng hóa mang giá trị kinh tế cao.
c)Loại thứ ba, quyền đối với giống cây trồng được xác lập trong việc chọn giống, tạo giống, phát hiện và nhân giống mới.
Luật sở hữu trí tuệ hiện hành và theo Văn bản hợp nhất luật sở hữu trí tuệ số 07/VBHN-VPQH năm 2019, thì việc phân loại của Việt Nam cũng khá tương đồng với thế giới (quốc tế), cụ thể:
Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là giống cây trồng và vật liệu nhân giống.
Như vậy, ở góc độ chung nhất thì Quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng (theo điểm 1, điều 4, luật sở hữu trí tuệ sửa đổi, bổ sung năm 2009). và Cũng theo điều 4 này, nếu chia chi tiết hơn thì có thể chia thành 4 đối tượng về quyền sở hữu trí tuệ:
– Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu.
– Quyền liên quan đến quyền tác giả (sau đây gọi là quyền liên quan) là quyền của tổ chức, cá nhân đối với cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa.
– Quyền sở hữu công nghiệp là quyền của tổ chức, cá nhân đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, nhãn hiệu, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, bí mật kinh doanh do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh.
– Quyền đối với giống cây trồng là quyền của tổ chức, cá nhân đối với giống cây trồng mới do mình chọn tạo hoặc phát hiện và phát triển hoặc được hưởng quyền sở hữu.
Nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:
________________________________
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Nguyên tắc ưu tiên là một trong hai nguyên tắc bảo hộ đối với quyền sở hữu công nghiệp, nguyên tắc này được quy định tại Điều 91 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành nhằm giúp chủ thể được hưởng quyền ưu tiên so với các chủ thể khác trong quá trình đăng ký…
Bước vào kỷ nguyên số, vấn đề vi phạm bản quyền đang ngày càng gia tăng và là vấn đề rất phổ biến, điều này đã gây ra những rắc rối cho các cá nhân và tổ chức. Phần lớn có rất nhiều trường hợp vi phạm họ đều nhận thức được hành vi vi…
Căn cứ theo quy định tại Khoản 1 Điều 47 Văn bản số 07/VBHN-VPQH hợp nhất Luật Sở hữu trí tuệ quy định: Chuyển quyền sử dụng quyền tác giả là việc chủ sở hữu quyền tác giả cho phép tổ chức, cá nhân khác sử dụng có thời hạn một, một số hoặc toàn…
Căn cứ khoản 1 Điều 31 NĐ65/2023/NĐ-CP quy định về giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu như sau: “Gia hạn hiệu lực Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp, Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu 1. Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp được gia hạn nhiều nhất 02 lần liên tiếp, mỗi…