Trang chủ » Blog » Các yếu tố nhận diện thương hiệu

Các yếu tố nhận diện thương hiệu

01/03/2024 - 64

Thblaw.com.vn

-

Tùy vào lĩnh vực hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mà các thiết kế nhận diện sẽ chú trọng vào những yếu tố khác nhau. Nhìn chung, một bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ sẽ bao gồm các yếu tố sau đây:  1. Nhận diện thương hiệu qua ấn phẩm ngoài […]

Tùy vào lĩnh vực hoạt động, sản phẩm, dịch vụ của doanh nghiệp mà các thiết kế nhận diện sẽ chú trọng vào những yếu tố khác nhau. Nhìn chung, một bộ nhận diện thương hiệu đầy đủ sẽ bao gồm các yếu tố sau đây: 

1. Nhận diện thương hiệu qua ấn phẩm ngoài trời

Một trong những cách tạo ấn tượng đến khách hàng nhanh chóng và trực quan nhất là sự đồng bộ trong các ấn phẩm ngoài trời. Phương pháp này góp phần xây dựng hình ảnh, và quảng bá thương hiệu ở khắp mọi nơi một cách dễ dàng. Trong đó, các sản phẩm quảng cáo ngoài trời phổ biến nhất có thể kể tới như: Biển hiệu văn phòng, biển hiệu đại lý, điểm bán hàng, băng rôn, standee, biển quảng cáo ngoài trời,…

2. Nhận diện thương hiệu bằng bao bì sản phẩm

Khi mua một sản phẩm, thứ tiếp xúc với khách hàng đầu tiên sẽ là bao bì, nhãn mác sản phẩm. Nếu bao bì sản phẩm đẹp, độc đáo sẽ vừa thu hút được khách hàng vừa khẳng định sự độc quyền sản phẩm.

Đặc biệt, khi bao bì của sản phẩm đồng nhất với thương hiệu, doanh nghiệp của bạn có thể tránh được tình trạng khách hàng mua phải hàng giả. Nhận diện thương hiệu qua sản phẩm còn được xem như là công cụ đắc lực để sản phẩm được truyền đến người tiêu dùng rộng rãi hơn.

Bên cạnh quá trình bán hàng, bao bì sản phẩm cũng được doanh nghiệp sử dụng trong các thời điểm đặc biệt như lễ tết, quà tặng nội bộ công ty, quà tặng họp báo, chương trình khuyến mãi,… Doanh nghiệp cần chú ý thiết kế bao bì sao cho phù hợp với từng sự kiện cũng như tạo ấn tượng với đối tác, khách hàng.

3. Bộ nhận diện thương hiệu marketing

  • Đối với marketing truyền thống: Các ấn phẩm marketing truyền thống cũng là yếu tố không thể thiếu, góp phần nhận diện thương hiệu. Vì vậy, doanh nghiệp cần chú ý thiết kế màu sắc, phông chữ, hình ảnh của những ấn phẩm này ăn khớp và đồng bộ với thương hiệu. Cụ thể, các ấn phẩm cần chú ý bao gồm: Catalogue, brochure, hồ sơ năng lực, tờ rơi, tờ gấp, hình ảnh, video giới thiệu doanh nghiệp, phương tiện vận chuyển,…
  • Đối với digital marketing: Đặc biệt trong thời đại kỹ thuật số phát triển, hoạt động marketing trên các nền tảng digital ngày càng có nhiều ảnh hưởng tới sự phát triển của doanh nghiệp. Chính vì vậy, các yếu tố nhận diện thương hiệu trên nền tảng digital cần được doanh nghiệp chú trọng thiết kế. Chúng thường bao gồm: Website thương hiệu, website vệ tinh, sàn thương mại điện tử, giao diện app, landing page, hệ thống hình ảnh trên mạng xã hội (Avatar, hình đại diện, hình ảnh – video bài đăng, hình ảnh – video quảng cáo), âm thanh – giọng điệu thương hiệu,…

4. Logo, slogan, tagline, đặc trưng của thương hiệu

Đây là những điểm nổi bật nói lên phong cách, cá tính và làm nên điểm độc đáo ở thương hiệu, cụ thể như:

  • Logo: Đây là biểu tượng của doanh nghiệp, giúp khách hàng nhận diện một cách rõ ràng. Logo không chỉ đẹp mắt mà còn phải truyền tải được những giá trị mà thương hiệu mang lại. Chẳng hạn như: Hình ảnh quả táo cắn dở, bạn sẽ biết đó là Apple hay hình ảnh logo cửa sổ, bạn nghĩ đến thương hiệu Microsoft Windows,… Điều hiển nhiên chính là không chỉ những doanh nghiệp lớn mới có thể làm được điều này, kể cả những doanh nghiệp nhỏ cũng có thể làm được điều tương tự, chỉ cần có sự nghiên cứu tỉ mỉ, sáng tạo và nhanh nhạy với những xu hướng của thế giới, bạn có thể làm được như họ.
  • Slogan: Đây là câu khẩu hiệu, chứa một thông điệp ngắn gọn mô tả tính chất sản phẩm/dịch vụ hay giá trị mà sản phẩm mang lại cho khách hàng, giúp họ hình dung ra đặc trưng riêng của doanh nghiệp. Chẳng hạn như: Kinh Đô – Thấy Kinh Đô là thấy Tết, Biti’s – Nâng niu bàn chân Việt,…  
  • Tagline: Slogan và tagline thường bị nhầm lẫn với nhau, nếu slogan truyền tải những thông điệp cốt lõi về doanh nghiệp thì tagline là những thông tin truyền tải mục tiêu cho một chiến dịch hay đặc tính của sản phẩm. Chẳng hạn như slogan của OMO là “ Đánh bay mọi vết bẩn cứng đầu” thì tagline lại là “ Học hỏi điều hay, ngại gì vết bẩn”. Nếu slogan thể hiện sự ngắn gọn xúc tích thì tagline cần có nhiều thông tin đầy đủ câu từ, để thể hiện triết lý kinh doanh hay phương châm hoạt động của doanh nghiệp.

5. Yếu tố nhận diện thương hiệu nội bộ

Hệ thống nhận diện thương hiệu nội bộ bao gồm những yếu tố như logo, name card, con dấu, thẻ nhân viên, đồng phục, bì thư,… giúp khách hàng và đối tác có thể thấy được sự đồng bộ, nhất quán, chỉn chu và chuyên nghiệp trong tác phong làm việc của doanh nghiệp. Tất cả các yếu tố tạo nên yếu tố nhận diện thương hiệu nội bộ cần phải gắn bó chặt chẽ với các yếu tố cấu thành khác như màu sắc, slogan, typo,…

6. Địa điểm bán lẻ – POSM

POSM là viết tắt của Point Of Sales Material, đây là một trong những hình thức quảng cáo, Marketing sản phẩm/dịch vụ được nhiều doanh nghiệp, tổ chức áp dụng. POSM bao gồm nhiều yếu tố khác nhau như bảng hiệu, background, backdrop, gian hàng pano quảng cáo, sản phẩm trưng bày,… tại các khu triển lãm, hội chợ thương mại,… thể hiện đặc tính và giúp khách hàng dễ nhận ra thương hiệu của doanh nghiệp.

POSM được đánh giá là hình thức quảng cáo trực quan, thu hút khách hàng đến điểm bán và giúp sản phẩm được tiếp cận đến nhiều đối tượng khách hàng hơn. Đồng thời, chi phí cho POSM không quá lớn, phù hợp để áp dụng rộng rãi trong quảng cáo sản phẩm doanh nghiệp trực tiếp

7. Nhận diện thương hiệu trực tuyến

Thời đại công nghệ 4.0 đang ngày càng phát triển, việc mang bộ nhận diện thương hiệu tiếp cận đến khách hàng trên nền tảng số là điều cần thiết. Nhưng để làm tốt điều này, bạn cần tỉ mỉ trong việc xây dựng website, kênh social media, logo, typo, các chiến dịch quảng cáo,… để truyền tải thông điệp của thương hiệu một cách tốt nhất.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Thương mại hóa tài sản trí tuệ và những điều cần biết

Thương mại hóa tài sản trí tuệ và những điều cần biết

Đăng vào ngày: 29/04/2024

Thuật ngữ “Thương mại” theo định nghĩa tại Luật Thương mại 2005 là “Hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Hoạt động thương mại mang lại cho chủ sở […]

Xem thêm
Thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh

Thủ tục đăng ký bản quyền hình ảnh

Đăng vào ngày: 26/04/2024

Luật Sở hữu trí tuệ được ban hành với mục đích bảo vệ quyền lợi và tài sản trí óc của chúng ta. Để ngăn chặn hành vi sử dụng trái phép tài sản trí tuệ đó với mục đích cá nhân hay thương mại riêng, tác phẩm nhiếp ảnh cũng thuộc một trong các […]

Xem thêm
Bí mật kinh doanh được bảo hộ dưới những hình thức nào?

Bí mật kinh doanh được bảo hộ dưới những hình thức nào?

Đăng vào ngày: 25/04/2024

Bảo vệ bí mật kinh doanh là việc cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.  Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có thể cân nhắc lựa chọn bảo vệ bí mật kinh doanh dưới 02 hình thức là đăng ký bảo hộ dưới danh nghĩa sáng […]

Xem thêm
Chiến lược bảo vệ bí mật kinh doanh theo WIPO

Chiến lược bảo vệ bí mật kinh doanh theo WIPO

Đăng vào ngày: 24/04/2024

Đối với các đối tượng sở hữu công nghiệp khác như: Sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, quyền sở hữu công nghiệp được bảo hộ trên cơ sở có văn bằng bảo hộ của cơ quan có thẩm quyền. Quyền sở hữu công nghiệp đối […]

Xem thêm