Trang chủ » Blog » Các rủi ro có thể xảy ra khi nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ chưa đăng ký bảo hộ tại các quốc gia khác

Các rủi ro có thể xảy ra khi nhãn hiệu hàng hoá, dịch vụ chưa đăng ký bảo hộ tại các quốc gia khác

14/03/2024 - 94

Thblaw.com.vn

-

Rủi ro lớn nhất mà chủ sở hữu nhãn hiệu (cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tổ chức khác,…) có thể mắc phải là bị một bên thứ 3 đăng ký chiếm chỗ. Các bên đăng ký chiếm chỗ thường là: Doanh nghiệp của Việt Kiều hoặc người Việt Nam ở nước ngoài; Doanh […]

Rủi ro lớn nhất mà chủ sở hữu nhãn hiệu (cá nhân, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, tổ chức khác,…) có thể mắc phải là bị một bên thứ 3 đăng ký chiếm chỗ. Các bên đăng ký chiếm chỗ thường là: Doanh nghiệp của Việt Kiều hoặc người Việt Nam ở nước ngoài; Doanh nghiệp nước sở tại đã hoặc đang là đối tác của chính các doanh nghiệp Việt Nam; Doanh nghiệp nước sở tại trong cùng một lĩnh vực sản xuất kinh doanh.

Các đối tượng nêu trên thường đăng ký chiếm chỗ nhằm một số mục đích có tính thương mại sau:

  •  Kiếm lợi từ việc yêu cầu chủ sở hữu nhãn hiệu phải mua lại nhãn hiệu của mình với giá cao;
  •  Ngăn cản việc nhập khẩu hàng hoá hoặc việc kinh doanh của doanh nghiệp Việt Nam;
  •  Sử dụng uy tín có được từ nhãn hiệu đối với bộ phận người tiêu dùng biết đến danh tiếng của nhãn hiệu đó;
  •  Bôi xấu nhãn hiệu nhằm làm tổn hại đến uy tín của doanh nghiệp thực tế sử dụng nhãn hiệu đó.

Ngoài ra, các doanh nghiệp còn phải đối diện với những rủi ro sau khi chưa đăng ký nhãn hiệu quốc tế:

  • Không làm chủ thương hiệu của mình

Luật sở hữu trí tuệ quy định về tính độc quyền của chủ nhãn hiệu đối với nhãn hiệu đăng ký. Nếu không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, doanh nghiệp của bạn không được cấp phép độc quyền sở hữu, sử dụng nhãn hiệu. Một khi tài sản thương hiệu ngày càng gia tăng thì việc không làm chủ sở hữu thương hiệu trở nên cực kỳ nguy hiểm, đặc biệt khi có khả năng mất trắng thương hiệu vào tay kẻ khác nếu người đó dùng chính thương hiệu của bạn đi đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

Căn cứ theo quy định tại Điều 125 Luật sở hữu trí tuệ về quyền ngăn cấm người khác sử dụng nhãn hiệu. Theo đó, nếu chủ sở hữu không được cấp văn bằng bảo hộ sẽ gặp khó khăn trong việc cấm người khác sử dụng nhãn hiệu của mình. Nhãn hiệu bị đơn vị khác đăng ký bảo hộ đồng nghĩa với việc không những không giữ được thị trường kinh doanh mà còn có khả năng bị rủi ro về kiện tụng, tranh chấp nhãn hiệu giữa các bên.

  • Bị làm giả, làm nhái nhãn hiệu

Hiện tượng làm hàng nhái hàng giả trở lên phổ biến trong một thị trường cạnh tranh và đa dạng. Nhiều doanh nghiệp đã thường xuyên phải đấu tranh với hiện tượng này. Một trong những công cụ đấu tranh hiệu quả nhất với hàng nhái, hàng giả đó là sử dụng công cụ pháp lý có được từ việc đăng ký nhãn hiệu hàng hoá. Khi đã đăng ký thương hiệu, nếu có tranh chấp xảy ra, công ty của bạn sẽ được chính nhà nước và pháp luật bảo vệ nếu bạn đã đăng ký nhãn hiệu.

  • Thiệt hại khi tranh chấp xảy ra

Khi tranh chấp về nhãn hiệu xảy ra, cơ sở pháp lý mạnh nhất mà doanh nghiệp có thể sử dụng đó là quyền sở hữu về nhãn hiệu. Như đã nói ở trên, việc đảm bảo quyền lợi và lợi ích của thương hiệu chỉ có thể thực hiện được nếu có sự đăng ký bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

  • Người tiêu dùng thiếu sự tin tưởng

Nhãn hiệu đã được đăng ký độc quyền là dấu hiệu đảm bảo lòng tin cho người tiêu dùng. Dấu hiệu này vừa đảm bảo cho người tiêu dùng an tâm về trách nhiệm của doanh nghiệp vừa giúp phân biệt chống hàng giả, hàng nhái.

  • Nguy cơ mất thị trường

Rất nhiều thị trường uy tín trên thế giới như Nhật, EU, Mỹ … không cho phép nhập khẩu các sản phẩm dán nhãn hiệu chưa được đăng ký bảo hộ. Dưới tác động của việc gia nhập các liên minh kinh tế của Việt Nam, các điều kiện về bảo hộ thương hiệu càng trở lên ngặt nghèo. Vì vậy, không đăng ký bảo hộ nhãn hiệu đồng nghĩa với nguy cơ lớn đánh mất thị trường.

  • Nguy cơ bị mất nhãn hiệu

Đây là nguy cơ hàng đầu đối với doanh nghiệp. Thương hiệu – tài sản của doanh nghiệp có thể được gây dựng với rất nhiều tâm huyết, nguồn lực … có thể nhanh chóng bị rơi vào tay người khác nếu doanh nghiệp chưa bảo hộ thương hiệu của mình.

Bởi lẽ vậy, việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu hàng hoá quốc tế thực sự quan trọng. Sau khi nhãn hiệu được đăng ký ở quốc gia chỉ định, chủ thể là chủ sở hữu nhãn hiệu có thể đạt được một số lợi ích như sau:

  • Chủ sở hữu nhãn hiệu có độc quyền sử dụng nhãn hiệu tại lãnh thổ quốc gia sở tại; quyền độc quyền này có thể chuyển giao cho các chủ thể khác thông qua hợp đồng chuyển nhượng hoặc hợp đồng li xăng (thông qua những hợp đồng này, chủ sở hữu nhãn hiệu có thể thu được những khoản tiền tương đối lớn).
  • Sự đảm bảo về giá trị pháp lý tạo ra sự gia tăng giá trị kinh tế của nhãn hiệu;
  •  Tạo ra thế cân bằng khi đàm phán hay cạnh tranh với các doanh nghiệp kinh doanh cùng loại sản phẩm, dịch vụ tại nước ngoài;
  •  Hạn chế nguy cơ bị chiếm đoạt nhãn hiệu tại thị trường quốc gia sở tại, tránh được các chi phí tốn kém cho các hoạt động giải quyết tranh chấp liên quan tới việc xác định chủ sở hữu nhãn hiệu.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu nên làm gì để ngăn cản việc nộp đơn không trung thực ?

Chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu nên làm gì để ngăn cản việc nộp đơn không trung thực ?

Đăng vào ngày: 08/07/2024

Việt Nam là quốc gia tuân theo nguyên tắc “First to file” – “ai nộp đơn trước người đó có quyền” nên để tránh trường hợp bị đăng ký trên cơ sở “thiếu trung thực” và quá trình phản đối/hủy bỏ tốn kém cả thời gian, tiền bạc, Chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến […]

Xem thêm
Cần phải lưu ý điều gì khi tạo dựng nhãn hiệu

Cần phải lưu ý điều gì khi tạo dựng nhãn hiệu

Đăng vào ngày: 05/07/2024

Việc tạo dựng nhãn hiệu phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng, đây được xem là nhân tố trọng điểm trong chiến lược tiếp thị của mỗi công ty. Do đó, khi bắt đầu lựa chọn hoặc tạo dựng nhãn hiệu, doanh nghiệp cần lưu ý: Kiểm tra điều kiện đăng ký bảo hộ […]

Xem thêm
Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu

Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu

Đăng vào ngày: 03/07/2024

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới kéo theo sự phong phú, đa dạng về số lượng và chất lượng của hàng hoá. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc củng cố, nâng cấp sản phẩm của chính mình. Cũng chính vì […]

Xem thêm
Tìm hiểu về “đầu cơ nhãn hiệu”

Tìm hiểu về “đầu cơ nhãn hiệu”

Đăng vào ngày: 29/06/2024

“Đầu cơ”  là hành vi mua/thu thập tài sản với hi vọng giá trị của các tài sản đó sẽ tăng và sau đó bán với mức giá cao để kiếm lợi nhuận. Vậy, “đầu cơ nhãn hiệu” với dụng ý xấu nhằm chiếm đoạt tài sản sở hữu trí tuệ có thể được hiểu […]

Xem thêm