Trang chủ » Blog » Các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh hiện nay theo quy định của Luật Đầu tư 2020.

Các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh hiện nay theo quy định của Luật Đầu tư 2020.

14/07/2023 - 109

Thblaw.com.vn

-

Ngành, nghề kinh doanh bị cấm là những ngành nghề pháp luật cấm không cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh? Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư […]

Ngành, nghề kinh doanh bị cấm là những ngành nghề pháp luật cấm không cho phép tổ chức, cá nhân kinh doanh tại Việt Nam. Vậy pháp luật quy định như thế nào về các ngành nghề bị cấm đầu tư kinh doanh?

Căn cứ quy định tại khoản 1 Điều 5 Luật Đầu tư 2020: “Nhà đầu tư có quyền thực hiện hoạt động đầu tư kinh doanh trong các ngành, nghề mà Luật này không cấm. Đối với ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện thì nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh theo quy định của pháp luật.”

Luật doanh nghiệp 2020 quy định doanh nghiệp có quyền tự do kinh doanh ngành, nghề mà luật không cấm. Như vậy, nhằm thực hiện quyền tự do kinh doanh thì doanh nghiệp cần lưu ý các một số ngành, nghề cấm đầu tư, kinh doanh được quy định tại Điều 6 của Luật Đầu tư năm 2020, cụ thể như sau:

Thứ nhất, Kinh doanh các chất ma túy quy định tại Phụ lục I của Luật Đầu tư 2020;

Phụ lục I Luật Đầu tư 2020 quy định rõ 47 loại chất ma túy bị cấm đầu tư kinh doanh, trong đó có:  Acetorphine,  Acetyl-alpha- methylfenany,  Alphacetylmethadol,  Alpha-methylfentanyl, Beta-hydroxyfentanyl, Brolamphetamine, Cần sa và các chế phẩm từ cần sa, Heroine, Methcathinone….

Thứ hai, Kinh doanh các loại hóa chất, khoáng vật quy định tại Phụ lục II của Luật Đầu tư 2020;

Luật đầu tư quy định cấm đầu tư kinh doanh đối với 18 loại, nhóm hóa chất, khoáng vật, căn cứ Phụ lục II “Danh mục hóa chất, khoáng vật”, ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2020 (tăng 5 loại, nhóm so với Luật đầu tư năm 2014).

Theo Phụ Lục II Luật Đầu tư 2020, các loại hợp chất và khoáng vật bị cấm đầu tư kinh doanh bao gồm 08 loại hóa chất độc như: Các chất khí gây bỏng chứa Lưu huỳnh, hơi cay Nitơ, Saxitoxin, Ricin; 4 loại tiền chất gồm các hợp chất Alkyl (Me, Et, n-Pr or i-Pr) phosphonyldifluoride, các hợp chất O-Alkyl, Chlorosarin, hlorosoma và Khoáng vật Amiang màu thuộc nhóm Amphibol…

Thứ ba, Kinh doanh mẫu vật các loài thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục III của Luật Đầu tư 2020;

Luật đầu tư quy định cấm đầu tư kinh doanh đối với 258 loại thực vật, động vật hoang dã có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên quy định tại Phụ lục I của Công ước về buôn bán quốc tế các loài thực vật, động vật hoang dã nguy cấp; mẫu vật các loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm Nhóm I có nguồn gốc khai thác từ tự nhiên, căn cứ Phụ lục III. “Danh mục loài thực vật rừng, động vật rừng, thủy sản nguy cấp, quý, hiếm nhóm I”, ban hành kèm theo Luật đầu tư năm 2020.

Thứ tư,  Kinh doanh mại dâm;

Các hành vi kinh doanh mại dâm như: mua dâm, bán dâm, chứa mại dâm, tổ chức hoạt động mại dâm, cưỡng bức bán dâm, môi giới mại dâm, bảo kê mại dâm, lợi dụng kinh doanh dịch vụ để hoạt động mại dâm, các hành vi khác liên quan đến hoạt động mại dâm theo quy định của pháp luật.

Thứ năm, Mua, bán người, mô, xác, bộ phận cơ thể người, bào thai người;

Hành vi mua bán người hoặc bộ phận cơ thể người bị coi là tội phạm và xét xử hình sự với mức phạt tù từ 05 – 20 năm tùy mức độ và hành vi phạm tội, vì vậy đây cũng là một trong những ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh ở Việt Nam.

Thứ sáu, Hoạt động kinh doanh liên quan đến sinh sản vô tính trên người;

Đây là hành vi bị cấm theo quy định của Luật hôn nhân và gia đình, căn cứ điểm g Khoản 2 Điều 5 về “Bảo vệ chế độ hôn nhân và gia đình”, Luật hôn nhân và gia đình năm 2014.

Thứ bảy, Kinh doanh pháo nổ;

Theo điểm e khoản 4 Điều 11 Nghị định 144/2021/NĐ-CP, hành vi vận chuyển, tàng trữ trái phép pháo, thuốc pháo hoặc nguyên liệu, phụ kiện để sản xuất pháo có thể bị phạt vi phạm hành chính từ 10 – 20 triệu đồng. Đồng thời, nếu sản xuất, buôn bán pháo nổ từ 06 kg trở lên, người vi phạm có thể bị phạt tù về Tội sản xuất, buôn bán hàng cấm theo điểm a khoản 40 Điều 1 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự năm 2017.

Thứ tám, Kinh doanh dịch vụ đòi nợ.

Ngày 17/6/2020, Quốc hội biểu quyết thông qua Luật Đầu tư 2020 (chính thức bắt đầu có hiệu lực thi hành từ ngày 01/012021). Theo đó, bổ sung ngành nghề “Kinh doanh dịch vụ đòi nợ” vào danh mục ngành, nghề cấm đầu tư kinh doanh. Vì vậy, đối với các hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ ký kết trước ngày 01/01/2021 chấm dứt hiệu lực kể từ ngày 01/01/2021; các bên tham gia hợp đồng được thực hiện các hoạt động để thanh lý hợp đồng cung cấp dịch vụ đòi nợ theo quy định của pháp luật về dân sự và quy định khác của pháp luật có liên quan.

Lưu ý: Việc sản xuất, sử dụng sản phẩm quy định tại các điểm a, b và c khoản 1 Điều 6 Luật Đầu tư năm 2020 trong phân tích, kiểm nghiệm, nghiên cứu khoa học, y tế, sản xuất dược phẩm, điều tra tội phạm, bảo vệ quốc phòng, an ninh thực hiện theo quy định của Chính phủ.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

    

Bài viết liên quan
Quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Đăng vào ngày: 05/10/2024

Số lượng, vai trò, trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020,cụ thể như sau: (1) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ […]

Xem thêm
Quy định đặt tên cho tác phẩm hiện nay như thế nào ?

Quy định đặt tên cho tác phẩm hiện nay như thế nào ?

Đăng vào ngày: 04/10/2024

Đặt tên cho tác phẩm là một trong những quyền nhân thân của tác giả và được pháp luật bảo vệ. Để bảo vệ quyền lợi của mình, tác giả và các chủ sở hữu liên quan cần hiểu rõ quy định về đặt tên cho tác phẩm. Đặt tên cho tác phẩm là một […]

Xem thêm
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho bao bì sản phẩm

Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho bao bì sản phẩm

Đăng vào ngày: 01/10/2024

Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ có thể bảo hộ rất nhiều thông tin trên nhãn mác và bao bì sản phẩm, do đó khi quyết định gắn nhãn mác, bao bì cho sản phẩm cần phải xem xét kĩ các thông tin bảo hộ và cần biết bảo hộ như thế nào, vào […]

Xem thêm
Những đối tượng nào nên quan tâm đến luật sở hữu trí tuệ ?

Những đối tượng nào nên quan tâm đến luật sở hữu trí tuệ ?

Đăng vào ngày: 25/09/2024

Ngày nay, sở hữu trí tuệ đóng một vai trò quan trọng trong việc xác định sự phát triển và cạnh tranh của các quốc gia trên thế giới. Những tài sản trí tuệ như bản quyền, nhãn hiệu, sáng chế, chỉ dẫn địa lý đang trở thành tài sản quý báu, giúp tạo ra […]

Xem thêm