Các lỗi về sở hữu trí tuệ mà nhà xuất khẩu thường mắc phải phần II
Thblaw.com.vn
-
Các nhà xuất khẩu thường chỉ nhận ra tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi họ phải đối mặt với vấn nạn sản phẩm của mình bị làm giả, làm nhái hoặc khi họ bị cáo buộc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Trước khi…
Các nhà xuất khẩu thường chỉ nhận ra tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi họ phải đối mặt với vấn nạn sản phẩm của mình bị làm giả, làm nhái hoặc khi họ bị cáo buộc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Trước khi quá muộn, các nhà xuất khẩu cần lưu một số lỗi về sở hữu trí tuệ thường mắc phải dưới đây.
- Nộp đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài quá muộn
Đối với một số quyền sở hữu trí tuệ như sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp, doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ tại các nước xuất khẩu trong một thời hạn nhất định kể từ ngày nộp đơn lần đầu trong nước. Thông thường, thời hạn này được coi là “thời hạn ưu tiên” (1 năm đối với sáng chế và giải pháp hữu ích và 06 tháng đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp kể từ ngày nộp đơn lần đầu trong nước). Việc không nộp đơn trong thời hạn ưu tiên có thể khiến doanh nghiệp mất đi khả năng bảo hộ tại nước đó, và do đó, tạo ra lỗ hổng cho các công ty khác sao chép miễn phí sáng chế và kiểu dáng của doanh nghiệp.
Ví dụ: Doanh nghiệp A nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ lần đầu đối với sáng chế X tại quốc gia A vào ngày 01/02/2020. Nếu doanh nghiệp A đăng ký bảo hộ tại quốc gia khác trong thời hạn được hưởng thời hạn ưu tiên 1 năm thì đơn nộp sau đó được coi như nộp cùng ngày với đơn đầu tiên.
Trong trường hợp đã hết thời hạn ưu tiên mà doanh nghiệp A muốn nộp đơn đăng ký bảo hộ tại quốc gia B, sẽ có 2 khả năng xảy ra:
Khả năng 1: không có cá nhân/tổ chức nào khác đã đăng ký bảo hộ đối với sáng chế X tại các quốc gia mà A chưa đăng ký bảo hộ thì A sẽ được xem xét công nhận bảo hộ tại quốc gia B
Khả năng 2: Có cá nhân/tổ chức khác đã đăng ký bảo hộ đối với sáng chế X tại quốc gia mà A chưa đăng ký bảo hộ mà cá nhân/tổ chức đó lại được hưởng thời hạn ưu tiên thì A sẽ không được xem xét bảo hộ công nhận tại quốc gia B đó nữa.
- Bộc lộ thông tin quá sớm mà không có các hợp đồng/thỏa thuận bảo mật hay không bộc lộ
Bộc lộ thông tin về đổi mới sản phẩm hay kiểu dáng mới nhất của bạn với đối tác kinh doanh tiềm năng, đại lý xuất khẩu, nhà phân phối hay đối tác bất kỳ khác trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ mà không có hợp đồng bằng văn bản yêu cầu giữ bí mật có thể sẽ khiến doanh nghiệp mất quyền đối với sáng chế hay kiểu dáng của mình. Trên thực tế, việc đổi mới sản phẩm của doanh nghiệp sẽ không còn được coi là mới và không có khả năng được bảo hộ sáng chế nữa. Người khác có thể nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế, điều đó có thể khiến doanh nghiệp không được phép sử dụng sáng chế của chính mình. Điều tương tự cũng diễn ra đối với kiểu dáng công nghiệp.
- Xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác
Việc xuất khẩu sản phẩm mà không kiểm tra xem liệu sản phẩm đó có xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác ở thị trường nước ngoài có liên quan hay không có thể khiến doanh nghiệp tốn kém một khoản chi phí lớn. Ví dụ, nếu doanh nghiệp nhận li-xăng công nghệ từ một doanh nghiệp khác, doanh nghiệp phải chắc chắn rằng mình có quyền xuất khẩu sản phẩm chứa công nghệ đó để tránh xâm phạm các quyền của chủ sở hữu. Nếu sản phẩm của doanh nghiệp bị cho là xâm phạm theo cách đó, sản phẩm đó có thể sẽ bị bắt giữ tại cửa khẩu và việc phân phối sản phẩm sẽ bị cản trở hay ngừng hẳn, điều đó sẽ rất tốn kém, thậm chí có ý nghĩa quyết định đối với công việc kinh doanh của doanh nghiệp.
- Không xác định vấn đề sở hữu quyền sở hữu trí tuệ khi thuê lao động
Nhiều công ty nhận dịch vụ sáng tạo, sản xuất hoặc thiết kế sản phẩm cho công ty khác, thường là các công ty ở nước ngoài. Nhưng các công ty này thường quên bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ của mình ở các nước đó hoặc quên quy định các vấn đề quyền sở hữu kiểu dáng, sáng chế, phần mềm, … trong hợp đồng với các nhà sản xuất nước ngoài. Nguy cơ chủ yếu là việc hiểu khác nhau về quyền sở hữu quyền sở hữu trí tuệ có thể sẽ nảy sinh giữa công ty giao việc và công ty ký hợp đồng nhận làm việc đó dẫn đến các tranh chấp không đáng có sau này.
- Tìm cách li-xăng sản phẩm ở thị trường mà sáng chế và kiểu dáng có liên quan không được bảo hộ
Thay vì trực tiếp xuất khẩu sản phẩm, nhiều công ty cấp li-xăng cho các công ty khác để lấy một khoản phí trọn gói hoặc tiền phí li-xăng. Hợp đồng li-xăng thường có các quy định liên quan đến việc chia sẻ bí quyết công nghệ, cũng như cho phép sản xuất và/hoặc bán sản phẩm do bên cấp li-xăng phát triển. Điều quan trọng là phải bảo đảm rằng các quyền sở hữu trí tuệ có liên quan đến sản phẩm sẽ được li-xăng phải được bảo hộ đầy đủ ở nước có liên quan dù hợp đồng li-xăng có được thương lượng ở đâu và hợp đồng phải có các điều khoản phù hợp xác định rõ vấn đề sở hữu đối với các quyền sở hữu trí tuệ đó.
- Sử dụng nhãn hiệu không phù hợp với thị trường có liên quan
Có rất nhiều ví dụ về các công ty chỉ khi bắt đầu tiếp thị sản phẩm hoặc dịch vụ ở thị trường nước ngoài mới nhận ra rằng nhãn hiệu của họ không phù hợp với thị trường đó vì (a) nhãn hiệu có ý nghĩa tiêu cực hoặc không hay theo ngôn ngữ hoặc văn hóa địa phương hoặc (b) nhãn hiệu không thể đăng ký ở cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia dựa trên cơ sở tuyệt đối.
Do vậy, khi doanh nghiệp muốn xâm nhập vào một thị trường xuất khẩu bất kỳ cần chú ý lựa chọn nhãn hiệu phù hợp với thị trường đó.
Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 06/01/2025
Căn cứ Điều 14 Nghị định 22/2018/NĐ-CP quy định về tác phẩm nhiếp ảnh “ là tác phẩm thể hiện hình ảnh thế giới khách quan trên vật liệu bắt sáng hoặc trên phương tiện mà hình ảnh được tạo ra, hay có thể được tạo ra bằng các phương pháp hóa học, điện tử…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 28/12/2024
Pháp luật về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ trao chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ hoặc tổ chức, cá nhân được chủ sở hữu quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao quyền sở hữu trí tuệ được quyền tự bảo vệ trước các hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 25/12/2024
Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp là cơ chế bảo hộ cho các đối tượng bao gồm: nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,… Tuy nhiên quyền này chỉ…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 23/12/2024
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP định nghĩa như liệu cá nhân nhạy cảm như sau: Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và…
Xem thêm