Các lỗi về sở hữu trí tuệ mà nhà xuất khẩu thường mắc phải phần I
Thblaw.com.vn
-
Các nhà xuất khẩu thường chỉ nhận ra tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi họ phải đối mặt với vấn nạn sản phẩm của mình bị làm giả, làm nhái hoặc khi họ bị cáo buộc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Trước khi…
Các nhà xuất khẩu thường chỉ nhận ra tầm quan trọng của việc bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ khi họ phải đối mặt với vấn nạn sản phẩm của mình bị làm giả, làm nhái hoặc khi họ bị cáo buộc xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ của người khác. Trước khi quá muộn, các nhà xuất khẩu cần lưu một số lỗi về sở hữu trí tuệ thường mắc phải dưới đây.
- Tin rằng bảo hộ sở hữu trí tuệ có tính toàn cầu
Nhiều nhà xuất khẩu tin rằng bằng cách nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu, sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp ở nước sở tại là họ sẽ tự động nhận được sự bảo hộ trên toàn thế giới. Nhưng, quyền sở hữu trí tuệ với đối tượng quyền sở hữu công nghiệp có tính lãnh thổ và các cơ quan sở hữu trí tuệ chỉ cấp sự bảo hộ theo pháp luật quốc gia sở tại (hay khu vực)
- Cho rằng pháp luật và thủ tục bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là giống nhau trên toàn thế giới
Tuy đã có sự hài hòa hóa đáng kể về pháp luật và thủ tục bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ trên toàn thế giới, nhưng vẫn còn tồn tại khác biệt trong nhiều vấn đề ở các nước khác nhau. Ví dụ, ở Hoa kỳ bằng độc quyền sáng chế được cấp theo nguyên tắc độc quyền cho người đầu tiên tạo ra sáng chế (nghĩa là người nộp đơn có thể không được cấp bằng độc quyền sáng chế nếu có người khác chứng minh được rằng họ đã tạo ra sáng chế này trước đó), trong khi hầu hết nước khác cấp bằng độc quyền sáng chế theo nguyên tắc cấp độc quyền cho người đầu tiên nộp đơn (nghĩa là bằng độc quyền sáng chế sẽ được cấp cho người đầu tiên nộp đơn đăng ký bảo hộ sáng chế).
- Không kiểm tra xem nhãn hiệu đã được đăng ký hay được sử dụng bởi đối thủ cạnh tranh ở thị trường xuất khẩu hay chưa
Việc sử dụng nhãn hiệu trùng hoặc tương tự với một nhãn hiệu đã đăng ký hay đang được sử dụng bởi một công ty khác ở nước khác có thể bị coi là xâm phạm các quyền sở hữu công nghiệp đối với nhãn hiệu của công ty đó. Doanh nghiệp có thể bị yêu cầu ngừng sử dụng nhãn hiệu đó hoặc bị yêu cầu bồi thường thiệt hại cho hành vi xâm phạm. Điều này có thể làm sụp đổ toàn bộ chiến lược xuất khẩu và tiếp thị cho doanh nghiệp. Việc tra cứu nhãn hiệu ở thị trường xuất khẩu có liên quan là một biện pháp cực kỳ cần thiết trước khi bắt đầu triển khai kế hoạch xuất khẩu của doanh nghiệp và việc tra cứu này nên được thực hiện trước khi lựa chọn nhãn hiệu.
- Không sử dụng các hệ thống bảo hộ khu vực hoặc quốc tế
Đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nhiều cơ quan sở hữu trí tuệ quốc gia có thể sẽ gây ra tốn kém. Do vậy, doanh nghiệp cần ưu tiên đăng ký bảo hộ tại các hệ thống bảo hộ khu vực và quốc tế (nếu có) bởi đây là một cách thức có hiệu quả để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ tại nhiều nước khác nhau trên thế giới.
- Nộp đơn đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài quá muộn
Đối với một số quyền sở hữu trí tuệ như sáng chế hay kiểu dáng công nghiệp, doanh nghiệp nên đăng ký bảo hộ tại các nước xuất khẩu trong một thời hạn nhất định kể từ ngày nộp đơn lần đầu trong nước. Thông thường, thời hạn này được coi là “thời hạn ưu tiên” (1 năm đối với sáng chế và giải pháp hữu ích và 06 tháng đối với nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp kể từ ngày nộp đơn lần đầu trong nước). Việc không nộp đơn trong thời hạn ưu tiên có thể khiến doanh nghiệp mất đi khả năng bảo hộ tại nước đó, và do đó, tạo ra lỗ hổng cho các công ty khác sao chép miễn phí sáng chế và kiểu dáng của doanh nghiệp.
Ví dụ: Doanh nghiệp A nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ lần đầu đối với sáng chế X tại quốc gia A vào ngày 01/02/2020. Nếu doanh nghiệp A đăng ký bảo hộ tại quốc gia khác trong thời hạn được hưởng thời hạn ưu tiên 1 năm thì đơn nộp sau đó được coi như nộp cùng ngày với đơn đầu tiên.
Trong trường hợp đã hết thời hạn ưu tiên mà doanh nghiệp A muốn nộp đơn đăng ký bảo hộ tại quốc gia B, sẽ có 2 khả năng xảy ra:
Khả năng 1: không có cá nhân/tổ chức nào khác đã đăng ký bảo hộ đối với sáng chế X tại các quốc gia mà A chưa đăng ký bảo hộ thì A sẽ được xem xét công nhận bảo hộ tại quốc gia B
Khả năng 2: Có cá nhân/tổ chức khác đã đăng ký bảo hộ đối với sáng chế X tại quốc gia mà A chưa đăng ký bảo hộ mà cá nhân/tổ chức đó lại được hưởng thời hạn ưu tiên thì A sẽ không được xem xét bảo hộ công nhận tại quốc gia B đó nữa.
Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Website: thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 07/11/2024
Tài sản vô hình và tài sản hữu hình là những khái niệm mà không ít người vẫn còn chưa rõ ràng. Thực tế, nhiều người vẫn còn mơ hồ khi phân biệt tài sản hữu hình và tài sản vô hình. Vậy, tài sản hữu hình bao gồm những gì? Còn tài sản vô…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 31/10/2024
Hiện nay, tình trạng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng giả, hàng nhái diễn ra phổ biến, tràn lan, đặc biệt là tình trạng xâm phạm về nhãn hiệu và kiểu dáng công nghiệp. Các hình thức xâm phạm này không chỉ ảnh hưởng đến quyền lợi của các doanh nghiệp và cá…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 28/10/2024
Trong bối cảnh trí tuệ nhân tạo (AI) đang phát triển mạnh mẽ, nếu năng lực công nghệ của các doanh nghiệp chưa thể đáp ứng sẽ rất khó để kiểm soát, thậm chí có thể mang lại nhiều thách thức, đặc biệt rủi ro về quyền riêng tư. Các công cụ AI hiện còn…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 25/10/2024
Bản quyền đối với video đang bị vi phạm nghiêm trọng bởi những hành vi như: cắt ghép, làm video nhạc chế…Để tôn trọng và bảo vệ quyền tác giả, người dùng cần phải biết cách sử dụng video tránh vi phạm bản quyền. Video không phải là một thuật ngữ sử dụng trong pháp…
Xem thêm