Trang chủ » Blog » Các hình thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế

Các hình thức đăng ký nhãn hiệu quốc tế

28/02/2024 - 34

Thblaw.com.vn

-

1.Đăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếp tại các quốc gia (nước ngoài) Mỗi quốc gia có có những quy định riêng liên quan đến thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho chủ đơn nước ngoài tại nước họ. Tuy nhiên, về cơ bản khi chủ đơn Việt Nam muốn đăng ký […]

1.Đăng ký nhãn hiệu quốc tế trực tiếp tại các quốc gia (nước ngoài)

Mỗi quốc gia có có những quy định riêng liên quan đến thủ tục nộp đơn đăng ký nhãn hiệu cho chủ đơn nước ngoài tại nước họ. Tuy nhiên, về cơ bản khi chủ đơn Việt Nam muốn đăng ký nhãn hiệu ở nước ngoài thì cần chuẩn bị các hồ sơ như sau: 

  • Mẫu nhãn hiệu cần đăng ký.
  • Danh mục sản phẩm mang nhãn hiệu (bằng tiếng Việt và tiếng Anh).
  • Thông tin người nộp đơn (bằng tiếng Việt và tiếng Anh).
  • Tài liệu xin hưởng quyền ưu tiên (nếu có);
  • Giấy ủy quyền (theo mẫu Luật Việt An soạn).

Lưu ý với quyền ưu tiên trong đăng ký nhãn hiệu: Một số quốc gia, điển hình là Mỹ là một trong những quốc gia xây dựng pháp luật về Sở hữu trí tuệ theo nguyên tắc first-to-use tức là (lần đầu tiên sử dụng) trong việc bảo hộ nhãn hiệu. Do đó, quyền sở hữu và đăng ký nhãn hiệu tại các nước này được ưu tiên cho người đầu tiên sử dụng nhãn hiệu chứ không phải người đầu tiên nộp đơn đăng ký trước như Việt Nam. Vì vậy, khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu tại các nước theo nguyên tắc first-to-us, chủ đơn cần chuẩn bị thêm các hồ sơ sau:

  • Nhãn hiệu đã được sử dụng (Use-in-commerce).
  • Có dự định sử dụng nhãn hiệu (Intent-to-use).
  • Có dự định sử dụng nhãn hiệu dựa trên đăng ký nhãn hiệu tại nước ngoài (Intent-to-use based on existing foreign registration).
  • Có dự định sử dụng nhãn hiệu dựa trên đơn đăng ký nhãn hiệu nước ngoài (Intent-to-use based on pending foreign registration).

2. Thủ tục đăng ký nhãn hiệu quốc tế tại các quốc gia riêng lẻ

Về cơ bản việc đăng ký nhãn hiệu tại các quốc gia đều trải qua các giai đoạn: Nộp đơn – Xét nghiệm hình thức đơn – Công bố đơn- Xét nghiệm nội dung – Cấp văn bằng bảo hộ hoặc từ chối.

Thời hạn xử lý đơn: Thông thường các quốc gia đều có thời hạn xử lý đơn đăng ký nhãn hiệu từ khoảng 12 tháng đến 24 tháng.

Về phân loại nhóm nhãn hiệu:

  • Tất cả các quốc gia đều áp dụng Bảng phân loại quốc tế Ni – xơ làm cơ sở phân nhóm xác định phạm vi đăng ký và cấp văn bằng bảo hộ cho nhãn hiệu.
  • Tuy nhiên, một số nước áp dụng một đơn đăng ký nhãn hiệu chỉ đăng ký cho 01 nhóm hàng hóa, dịch vụ: ví dụ như Myama,..
  • Còn đa số các nước đều chấp nhận một đơn đăng ký nhãn hiệu có thể đăng ký cho nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ.

Thời hạn bảo hộ nhãn hiệu: Hầu hết các nước đều bảo hộ nhãn hiệu với thời hạn văn bằng bảo hộ có hiệu lực trong vòng 10 năm và được gia hạn nhiều lần.

3. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế thông qua hệ thống Madrid

Hệ thống Madrid là một hệ thống đăng ký quốc tế nhãn hiệu do Văn phòng quốc tế thuộc Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) quản lý. Hệ thống Madrid, tạo điều kiện thuận lợi cho việc đăng ký nhãn hiệu cùng một lúc tại nhiều quốc gia trên thế giới. Theo đó, người nộp đơn có thể tìm kiếm các thông tin liên quan đến Hệ thống theo địa chỉ https://www.wipo.int/madrid/en/). Hệ thống này được điều chỉnh bởi hai văn bản pháp lý chính: Thỏa ước Madrid và Nghị định thư Madrid.

Chủ đơn cần chuẩn bị các loại giấy tờ sau khi nộp đơn đăng ký nhãn hiệu theo hệ thống Madrid

  • Bản sao Tờ khai yêu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu cơ sở (áp dụng đối với trường hợp nộp đơn theo Nghị định thư Madrid).
  • Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp – Bản sao công chứng (nếu là tổ chức).
  • Hộ chiếu – Bản sao công chứng (nếu là cá nhân).
  • Mẫu nhãn hiệu (đã được đăng ký tại Việt Nam).
  • Danh mục hàng hoá, dịch vụ mang nhãn hiệu.
  • Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho cá nhân hoặc Giấy uỷ quyền thực hiện thủ tục cho tổ chức (nếu đơn nộp thông qua đại diện).
  • Tài liệu chứng minh quyền đăng ký, nếu người nộp đơn thụ hưởng quyền đó của người khác.
  • Tài liệu chứng minh quyền ưu tiên, nếu có yêu cầu hưởng quyền ưu tiên.
  • Bản cam kết sẽ sử dụng nhãn hiệu tại các nước yêu cầu đăng ký bảo hộ (nếu chỉ định vào các quốc gia Ireland, Singapore, Vương quốc Anh và Hoa Kỳ).

4. Đăng ký nhãn hiệu quốc tế theo vùng lãnh thổ

Ở một số vùng, lãnh thổ, khu vực nhất định có mối liên hệ về một trong các mặt kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội. Với việc hình thành các khối liên minh  kinh tế, văn hóa, xã hội thống nhất thì cũng có chung quy trình xác lập quyền đối với  quyền sở hữu trí tuệ. Theo đó, người nộp đơn ở các quốc gia khác có thể thực hiện đăng ký nhãn hiệu tại các vùng lãnh thổ này để bảo vệ nhãn hiệu của mình tại các nước thành viên của tổ chức đó. Ví dụ: Các tiểu vương quốc Ả Rập Thống Nhất UAE; Liên minh châu Âu (EU); …

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan

Đăng vào ngày: 22/04/2024

Sau khi thực hiện nộp đơn tới Cục sở hữu trí tuệ, Cục sở hữu trí tuệ xem xét đơn đăng ký nhãn hiệu có hợp lệ về hình thức hay không trong trường hợp đơn không hợp lệ, Cục Sở hữu trí tuệ ra thông báo dự định từ chối chấp nhận đơn hợp […]

Xem thêm
Xử phạt hành vi “đạo nhái thương hiệu”

Xử phạt hành vi “đạo nhái thương hiệu”

Đăng vào ngày: 21/04/2024

Vì mục đích kiếm lời nhanh chóng hay tạo sự nổi tiếng, một số người không ngần ngại đạo nhái thương hiệu các hãng lớn và cách điệu tên tuổi theo một hướng gần giống với bản gốc. Điều này không chỉ ảnh hưởng lớn với các nhãn hàng bị sao chép mà còn làm […]

Xem thêm
Những nội dung nào phải thể hiện trên nhãn hàng hóa ?

Những nội dung nào phải thể hiện trên nhãn hàng hóa ?

Đăng vào ngày: 05/04/2024

Hàng hóa bắt buộc có gắn nhãn nhằm mục đích ghi nhận xuất xứ và phân biệt các loại hàng hóa với nhau. Vậy những nội dung nào phải thể hiện trên nhãn hàng hóa? Cách ghi nhãn hàng hóa như thế nào? Thông qua bài viết dưới đây, THB sẽ giải đáp vấn đề […]

Xem thêm
Phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường

Phân biệt nhãn hiệu nổi tiếng và nhãn hiệu thông thường

Đăng vào ngày: 04/04/2024

Nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng đều là đối tượng được bảo hộ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành. Vậy nhãn hiệu thông thường và nhãn hiệu nổi tiếng được hiểu như nào?  Liệu nhãn hiệu nổi tiếng có được quy định giống nhãn hiệu thông thường […]

Xem thêm