Trang chủ » Blog » Các biện pháp phòng ngừa bị đánh cắp nhãn hiệu

Các biện pháp phòng ngừa bị đánh cắp nhãn hiệu

04/10/2023 - 173

Thblaw.com.vn

-

Thương hiệu là tài sản vô hình nhưng có giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp, là tài sản quyết định của doanh nghiệp, là cam kết của khách hàng, là uy tín, chất lượng, hình ảnh quốc gia…Việc bị mất nhãn hiệu sẽ gây tổn hại trực tiếp tới tình hình sản xuất […]

Thương hiệu là tài sản vô hình nhưng có giá trị rất lớn đối với doanh nghiệp, là tài sản quyết định của doanh nghiệp, là cam kết của khách hàng, là uy tín, chất lượng, hình ảnh quốc gia…Việc bị mất nhãn hiệu sẽ gây tổn hại trực tiếp tới tình hình sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp buộc họ phải từ bỏ thị trường đó hoặc phải thương lượng mua lại đăng ký hoặc phải mất công gây dựng lại một nhãn hiệu khác để thâm nhập lại thị trường

Với quan điểm “phòng bệnh hơn chữa bệnh” và để nhanh chóng giải quyết khi xảy ra tranh chấp thì doanh nghiệp Việt Nam nên tự có cơ chế cách thức bảo vệ mình như sau:

1. Đăng ký bảo hộ sớm

Thực tế, có thể thấy rõ sự khác biệt đáng kể giữa tầm ảnh hưởng của một nhãn hiệu nổi tiếng với các nhãn hiệu khác trên thị trường. Vì vậy, việc đăng ký độc quyền nhãn hiệu của mình sớm là một việc cực kì quan trọng, nhằm mục đích tránh trường hợp xấu có thể xảy ra như bị người khác đăng ký trước để trục lợi,… Bên cạnh đó là để tiết kiệm chi phí và thời gian cho doanh nghiệp; giúp doanh nghiệp giữ được quyền lợi vốn có và tránh khỏi các vụ tranh chấp làm mất cơ hội kinh doanh. 

Từ đó, các doanh nghiệp nên có biện pháp bảo vệ nhãn hiệu như đăng ký Quyền sở hữu công nghiệp tại Việt Nam. Hành động này sẽ cho chủ sở hữu quyền cơ sở pháp lý khi bị các doanh nghiệp khác xâm phạm nhãn hiệu. Các doanh nghiệp Việt Nam nên xác định trước các thị trường xuất khẩu với nhiều tiềm năng, từ đó có chiến lược phát triển, đăng ký sở hữu công nghiệp.

2. Lưu trữ bằng chứng sử dụng nhãn hiệu

Doanh nghiệp cần lưu trữ đầy đủ các bằng chứng sử dụng nhãn hiệu nổi tiếng trong hoạt động thương mại. Các bằng chứng “sử dụng rộng rãi” có thể được cơ quan Sở hữu công nghiệp chấp nhận là:

  • Bằng chứng sử dụng liên tục từ trước (như mẫu bao bì có ghi ngày sản xuất từ trước, giấy chứng nhận/đăng ký chất lượng/vệ sinh an toàn thực phẩm…);
  • Kết quả doanh số;
  • Mạng lưới đại lý;
  • Các mẫu quảng cáo trên báo chí và tivi;
  • Các tư liệu hình ảnh, video tham gia các hội chợ;
  • Kết quả điều tra, khảo sát người tiêu dùng;
  • …v…v…

Việt Nam đã bắt đầu có quy định về công nhận về nhãn hiệu nổi tiếng là nhãn hiệu được sử dụng liên tục cho sản phẩm, dịch vụ có uy tín khiến cho nhãn hiệu đó được biến đến một cách rộng rãi. Khi nhãn hiệu của doanh nghiệp được công nhận nổi tiếng thì sẽ tạo nhiều thuận lợi cho việc bảo hộ và việc xét cấp bằng bảo hộ cho các nhãn hiệu khác. Việc lưu trữ các bằng chứng sử dụng thương hiệu ngay từ đầu sẽ giúp cho việc xin công nhận nhãn hiệu nổi tiếng sau này dễ dàng hơn.

3. Đưa điều khoản về nhãn hiệu vào tất cả các hợp đồng đại lý, liên doanh liên kết, thay đổi tổ chức công ty, trong quan hệ công ty mẹ – công ty con

Các doanh nghiệp nên đưa điều khoản về thương hiệu vào tất cả các hợp đồng đại lý, liên doanh liên kết, thay đổi tổ chức công ty, trong quan hệ công ty mẹ và công ty con. Bởi hiện nay, Tình trạng các đại lý, các đối tác liên doanh liên kết lạm dụng, tìm cách “nẫng tay trên” nhãn hiệu diễn ra khá phổ biến, ở cả trong nước và nước ngoài. Vì thế, việc đưa các điều khoản về phạm vi sử dụng, phạm vi nhượng quyền, cấm đăng ký tại một nước thứ ba, bắt buộc phải thông báo trước và phải được chính phủ chấp nhận trước khi sử dụng thương hiệu trong bất cứ trường hợp nào là cần thiết để ngăn ngừa các hành vi lạm dụng và là chứng cứ khi xảy ra tranh chấp.

4. Tạo bản sắc nhãn hiệu nổi tiếng bằng cách sử dụng nhất quán các thành tố nhãn hiệu

Đối với doanh nghiệp, để bảo vệ thương hiệu của mình trước hết các doanh nghiệp cần củng cố bản sắc thương hiệu bằng cách khai thác tất cả các thành tố thương hiệu. Các thành tố này có thể bao gồm: tên thương hiệu, logo, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, sáng chế, bản quyền tác giả, khẩu hiệu, đoạn nhạc… giúp phân biệt thương hiệu này với thương hiệu khác trên thị trường. Có nhiều cách để củng cố bản sắc thương hiệu như thêm vào cạnh thương hiệu một logo, phổ biến rộng rãi chỉ dẫn về nhà sản xuất, thiết kế bao bì và các thông điệp quảng cáo phù hợp, sử dụng công nghệ cao để đưa các thành tố thương hiệu vào sản phẩm một cách tinh vi. 

Các doanh nghiệp nên tạo bản sắc thương hiệu bằng cách sử dụng nhất quán các thành tố thương hiệu và sử dụng nhất quán trong mọi trường hợp, mọi chất liệu, dù đó là trên sản phẩm, bao bì hay danh thiếp, tờ rơi, biển hiệu, quảng cáo, phương tiện vận tải và đồ khuyến mãi. Việc sử dụng nhất quán các thành tố thương hiệu có thể giúp doanh nghiệp dễ dàng nhận biết hàng giả, hàng nhái. Nếu có thể, doanh nghiệp nên xây dựng một quy chế hay sổ tay sử dụng thương hiệu để mọi người, mọi nơi đều hiểu và sử dụng thống nhất. Theo thời gian, có thể thay đổi, điều chỉnh các yếu tố của nhãn hiệu sao cho phù hợp với điều kiện thị trường và ngăn chặn xâm phạm nhãn hiệu Tuy nhiên, cần thận trọng khi thay đổi thương hiệu và nên cố gắng giữ những gì thuộc về bản chất và truyền thống của thương hiệu.

5. Thường xuyên theo dõi thông tin và xử lý sớm mọi sự lạm dụng nhãn hiệu nổi tiếng.

Cục Sở hữu Công nghiệp hàng tháng xuất bản cuốn “Công báo sở hữu công nghiệp” (có cả bản điện tử) công bố tất cả các nhãn hiệu, kiểu dáng công nghiệp, giải pháp hữu ích, sáng chế được đăng ký bảo hộ.

Từ đó, các doanh nghiệp thường xuyên theo dõi thông tin xử lý sớm mọi sự lạm dụng thương hiệu. Theo đó cần theo dõi trên các phương tiện thông tin đại chúng và thông tin của Cục sở hữu trí tuệ để phát hiện kịp thời các hành vi lạm dụng thương hiệu của mình trên các ấn phẩm, báo chí, ti vi, các hội chợ, tài liệu quảng cáo, trong chợ, siêu thị.

6. Tổ chức thành các hiệp hội, liên minh doanh nghiệp

Các doanh nghiệp nên tổ chức thành các hiệp hội để có thể nâng cao sức mạnh và ưu thế của mình như ngành Thuỷ sản có Hiệp hội chế biến và xuất khẩu Thuỷ sản Việt Nam (VASEP),… Khi xảy ra tranh chấp thương mại cần huy động sự tham gia của các ban ngành liên quan như Bộ Thương mại, Cục sở hữu công nghiệp, Bộ Khoa học công nghệ,… để giúp doanh nghiệp bảo vệ lợi ích của mình được tốt nhất.

Trong khi các doanh nghiệp tự tìm cách bảo vệ mình thì nhà nước cũng cần tạo ra các hành lang pháp lý phù hợp để giúp các doanh nghiệp tìm được cơ chế bảo hộ tốt hơn. Hiện vẫn tồn tại nhiều khó khăn và sự không đồng nhất của việc bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng trong phạm vi Việt Nam và trên thế giới. Đó là các thủ tục cụ thể công nhận nhãn hiệu nổi tiếng, việc thống nhất các tiêu chí công nhận nhãn hiệu nổi tiếng và việc hợp tác quốc tế trong lĩnh vực này.

Bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng nhằm đảm bảo môi trường cạnh tranh lành mạnh cho phát triển kinh tế và xuất nhập khẩu. Chính vì vậy, chúng ta cần tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách bảo hộ nhãn hiệu nổi tiếng. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng cần thấy được lợi ích và phương cách xây dựng nhãn hiệu của mình trở nên nổi tiếng cũng như bảo hộ hữu hiệu chúng, mặt khác tránh được sự vi phạm các nhãn hiệu được coi là nổi tiếng của người khác trong quá trình kinh doanh ở nội địa cũng như trên thị trường quốc tế

 

Để được tư vấn chi tiết về trình tự thủ tục đăng ký nhãn hiệu chứng nhận quý khách hàng vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Các biện pháp để bảo hộ tài sản trí tuệ

Các biện pháp để bảo hộ tài sản trí tuệ

Đăng vào ngày: 11/05/2024

1. Biện pháp bảo vệ do chính chủ thể quyền sở hữu trí tuệ Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền áp dụng các biện pháp sau đây để bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của mình: – Áp dụng biện pháp công nghệ nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền […]

Xem thêm
Các dạng hành vi hạn chế cạnh tranh

Các dạng hành vi hạn chế cạnh tranh

Đăng vào ngày: 09/05/2024

Hành vi hạn chế cạnh tranh là hành vi gây tác động hoặc có khả năng gây tác động hạn chế cạnh tranh, bao gồm hành vi thỏa thuận hạn chế cạnh tranh, lạm dụng vị trí thống lĩnh thị trường và lạm dụng vị trí độc quyền. Căn cứ vào tác động bất lợi […]

Xem thêm
Hậu quả của việc không đăng ký độc quyền thương hiệu

Hậu quả của việc không đăng ký độc quyền thương hiệu

Đăng vào ngày: 03/05/2024

Các cá nhân, tổ chức nếu muốn thương hiệu của mình được nhà nước bảo hộ hợp pháp thì sẽ thực hiện thủ tục đăng ký để được cấp văn bằng bảo hộ. Tuy nhiên, đây không phải là một thủ tục bắt buộc. Thực tế, việc đăng ký này được các cơ quan chức […]

Xem thêm
Thương mại hóa tài sản trí tuệ và những điều cần biết

Thương mại hóa tài sản trí tuệ và những điều cần biết

Đăng vào ngày: 29/04/2024

Thuật ngữ “Thương mại” theo định nghĩa tại Luật Thương mại 2005 là “Hoạt động nhằm mục đích sinh lợi, bao gồm mua bán hàng hoá, cung ứng dịch vụ, đầu tư, xúc tiến thương mại và các hoạt động nhằm mục đích sinh lợi khác”. Hoạt động thương mại mang lại cho chủ sở […]

Xem thêm