Trang chủ » Blog » Cá nhân có thể đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản chưa hình thành trên thực tế mà chỉ mới được lên ý tưởng hay không

Cá nhân có thể đăng ký quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản chưa hình thành trên thực tế mà chỉ mới được lên ý tưởng hay không

23/09/2024 - 33

Thblaw.com.vn

-

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như chúng ta đã biết là bảo hộ cho tác phẩm; xác lập quyền cho sáng chế, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí,… Vậy đối với tài sản mới được lên ý tưởng thì có thể được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ […]

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ như chúng ta đã biết là bảo hộ cho tác phẩm; xác lập quyền cho sáng chế, nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí,… Vậy đối với tài sản mới được lên ý tưởng thì có thể được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ hay không?

Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ là một cơ sở pháp luật quan trọng được thiết lập nhằm đảm bảo quyền lợi và khuyến khích sự sáng tạo trong xã hội. Hệ thống này bao gồm nhiều loại bảo hộ như bản quyền, sáng chế, nhãn hiệu, thiết kế công nghiệp và bí mật thương mại, mỗi loại đều nhằm bảo vệ một khía cạnh cụ thể của trí tuệ và sáng tạo. Mục tiêu của hệ thống này không chỉ giới hạn trong việc bảo vệ quyền lợi của cá nhân và doanh nghiệp, mà còn là tạo ra môi trường kinh doanh và sáng tạo tích cực. Bằng cách đảm bảo người sở hữu trí tuệ được hưởng quyền độc quyền trong một khoảng thời gian nhất định, hệ thống này khuyến khích đầu tư vào nghiên cứu và phát triển, thúc đẩy sự cạnh tranh và đổi mới trong nền kinh tế và xã hội.

Căn cứ quy định tại Điều 3 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành quy định về đối tượng quyền sở hữu trí tuệ như sau:

“Điều 3. Đối tượng quyền sở hữu trí tuệ
1. Đối tượng quyền tác giả bao gồm tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học; đối tượng quyền liên quan đến quyền tác giả bao gồm cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hoá.
2. Đối tượng quyền sở hữu công nghiệp bao gồm sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn, bí mật kinh doanh, nhãn hiệu, tên thương mại và chỉ dẫn địa lý.
3. Đối tượng quyền đối với giống cây trồng là vật liệu nhân giống và vật liệu thu hoạch.”
Từ những quy định trên, có thể thấy pháp luật hiện hành chưa quy định trường hợp quyền sở hữu trí tuệ hình thành với tài sản chưa hình thành.

Trong lĩnh vực sở hữu trí tuệ, quyền tác giả và quyền liên quan đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và khuyến khích sáng tạo. Quyền tác giả, xuất phát từ nguyên tắc “tác phẩm là con của tác giả,” được xác lập ngay từ khi tác phẩm được sáng tạo và thể hiện dưới một hình thức vật chất cụ thể. Điều này không chỉ áp dụng cho mọi loại tác phẩm, bất kể chất lượng, hình thức, hay ngôn ngữ, mà còn không phụ thuộc vào việc tác phẩm đã được công bố hay chưa, đăng ký hay chưa.

Quyền liên quan, mặt khác, bắt nguồn từ những hoạt động liên quan đến tác phẩm như cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng và tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa. Đặc trưng quan trọng của quyền này là khả năng tồn tại độc lập với quyền tác giả, nhưng vẫn đảm bảo bảo vệ cho những người tham gia vào việc thực hiện tác phẩm.

Quyền sở hữu công nghiệp bao gồm một loạt các quyền liên quan đến sự sáng tạo và kinh doanh. Đối với sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí và nhãn hiệu, quyền này được xác lập thông qua quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước. Nếu một nhãn hiệu trở nên nổi tiếng, nó có thể được xác định không qua thủ tục đăng ký, mà thông qua việc sử dụng rộng rãi trong thị trường. Quyền sở hữu công nghiệp đối với chỉ dẫn địa lý được xác lập trên cơ sở quyết định cấp văn bằng bảo hộ của cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo thủ tục đăng ký chỉ dẫn địa lý.

Quyền sở hữu công nghiệp cũng áp dụng đối với tên thương mại, bí mật kinh doanh và quyền chống cạnh tranh không lành mạnh. Tuy nhiên việc xác lập quyền đối với các đối tượng này không dựa trên thủ tục đăng ký. Quyền sở hữu công nghiệp đối với tên thương mại được xác lập trên cơ sở sử dụng hợp pháp tên thương mại đó. Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Quyền chống cạnh tranh không lành mạnh được xác lập trên cơ sở hoạt động cạnh tranh trong kinh doanh.

Bằng những lập luận cũng như với quy định của Luật Sở hữu trí tuệ thì pháp luật đặt ra không bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản mới được lên ý tưởng. Mà bắt buộc phải định hình dưới dạng vật chất nào đó. Vì các tài sản mới được lên ý tưởng không có cơ sở để chứng minh quyền sở hữu. Một ý tưởng phải có khả năng thực hiện và ứng dụng trong thực tế để được bảo hộ. Nếu ý tưởng chỉ là một khái niệm trừu tượng mà không có khả năng triển khai, nó có thể không đáp ứng được các yêu cầu của quyền sở hữu trí tuệ. Đối với quyền sở hữu công nghiệp về sáng chế, nhãn hiệu,… hay bản quyền tác giả đều phải tuân thủ theo nguyên tắc bảo hộ, đáp ứng đủ các điều kiện bảo hộ. Như vậy, một tài sản mới được lên ý tưởng thì không có cơ sở để xem xét về các điều kiện bảo hộ. 

Như vậy, pháp luật cũng đưa ra những quy định pháp luật nhằm để bảo đảm tuyệt đối về quyền sở hữu trí tuệ của chủ sở hữu tài sản. Do vậy, các tài sản cần phải được hoàn thành và đáp ứng đủ các điều kiện bảo hộ theo quy định của pháp luật. Quý khách hàng sáng tạo về ý tưởng thì nên phát triển thành sản phẩm để được bảo đảm quyền lợi của mình tránh những hành vi xâm phạm không nên có đối với ý tưởng của mình.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Quy định về người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp

Đăng vào ngày: 05/10/2024

Số lượng, vai trò, trách nhiệm của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp được quy định tại Luật Doanh nghiệp 2020,cụ thể như sau: (1) Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là cá nhân đại diện cho doanh nghiệp thực hiện các quyền và nghĩa vụ phát sinh từ […]

Xem thêm
Quy định đặt tên cho tác phẩm hiện nay như thế nào ?

Quy định đặt tên cho tác phẩm hiện nay như thế nào ?

Đăng vào ngày: 04/10/2024

Đặt tên cho tác phẩm là một trong những quyền nhân thân của tác giả và được pháp luật bảo vệ. Để bảo vệ quyền lợi của mình, tác giả và các chủ sở hữu liên quan cần hiểu rõ quy định về đặt tên cho tác phẩm. Đặt tên cho tác phẩm là một […]

Xem thêm
Quy định của pháp luật về đồng tác giả

Quy định của pháp luật về đồng tác giả

Đăng vào ngày: 03/10/2024

Một tác phẩm có thể được sáng tạo bởi một hoặc nhiều tác giả. Đồng tác giả được hiểu là 2 người cùng tham gia sáng tạo hay hoàn thiện tác phẩm của mình. Họ có những quyền như tác giả thông thường và có thể tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền dành […]

Xem thêm
Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho bao bì sản phẩm

Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ cho bao bì sản phẩm

Đăng vào ngày: 01/10/2024

Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ có thể bảo hộ rất nhiều thông tin trên nhãn mác và bao bì sản phẩm, do đó khi quyết định gắn nhãn mác, bao bì cho sản phẩm cần phải xem xét kĩ các thông tin bảo hộ và cần biết bảo hộ như thế nào, vào […]

Xem thêm