Trang chủ » Blog » Bị xâm phạm bản quyền trên Internet thì phải xử lý như thế nào ?

Bị xâm phạm bản quyền trên Internet thì phải xử lý như thế nào ?

02/11/2024 - 25

Thblaw.com.vn

-

Mạng xã hội đang không ngừng phát triển, nhưng đi kèm với nó là nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân. Trong số đó, nội dung số thường xuyên phải đối mặt với các hành vi xâm phạm bản quyền. Đây là một vấn đề khó kiểm soát theo quy định…

Mạng xã hội đang không ngừng phát triển, nhưng đi kèm với nó là nhiều tác động tiêu cực đến cuộc sống của người dân. Trong số đó, nội dung số thường xuyên phải đối mặt với các hành vi xâm phạm bản quyền. Đây là một vấn đề khó kiểm soát theo quy định pháp luật. Vậy khi bị xâm phạm bản quyền trên Internet, chúng ta cần xử lý như thế nào? Để hiểu rõ về xâm phạm quyền tác giả trên Internet, trước tiên cần làm rõ khái niệm quyền tác giả là gì và xâm phạm quyền tác giả là gì.

Bản quyền là quyền của tác giả đối với những tác phẩm mà họ sáng tác, được xác lập ngay khi tác phẩm được tạo ra. Các cá nhân hoặc tổ chức khác không được xâm phạm quyền quản lý, sử dụng và khai thác giá trị của tác phẩm mà không có sự đồng ý của tác giả. Những cá nhân, tổ chức nắm giữ bản quyền có quyền sử dụng và khai thác các lợi ích liên quan đến sản phẩm của mình. Vì vậy, pháp luật bảo vệ quyền lợi cơ bản của họ. Các đối tượng sở hữu bản quyền được quy định rõ ràng trong hệ thống pháp luật quốc gia, đồng thời cũng được công nhận và bảo vệ trên phạm vi quốc tế.

Khoản 1 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ năm 2009, sửa đổi bổ sung năm 2022 định nghĩa về quyền tác giả như sau: “2. Quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu”. Có thể hiểu quyền tác giả là quyền của mình với tác phẩm do mình sáng tạo/sở hữu, trong đó:

  • Đối tượng được bảo hộ: Tác phẩm văn học, nghệ thuật, khoa học, quyền liên quan đến quyền tác giả (cuộc biểu diễn, ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng…)
  • Quyền bảo hộ: Quyền nhân thân (đặt tên, đứng tên thật hoặc bút danh, công bố tác phẩm…) và quyền tài sản (làm tác phẩm phái sinh, sao chép trực tiếp, phát sóng, cho thuê bản gốc hoặc bản sao…) của tác phẩm.

Từ những phân tích trên, xâm phạm quyền tác giả có thể hiểu là các hành vi vi phạm đến việc bảo hộ quyền của tác giả hoặc chủ sở hữu với tác phẩm của người đó.

Nếu như tại Luật Sở hữu trí tuệ năm 2005 có liệt kê đầy đủ các hành vi xâm phạm quyền tác giả một cách cụ thể, chi tiết như: Mạo danh tác giả, sao chép tác phẩm trái phép, sửa chữa hoặc xuyên tạc tác phẩm khiến ảnh hưởng đến danh dự, uy tín của tác giả, không trả nhuận bút, thù lao, mạo danh chữ ký tác giả khi làm và bán tác phẩm… thì đến Luật sửa đổi 2022, các hành vi xâm phạm quyền tác giả được quy định tổng quát hơn: Xâm phạm quyền nhân thân, quyền tài sản, không thực hiện nghĩa vụ một cách đầy đủ, che giấu hoặc tạo điều kiện để các hành vi xâm phạm quyền tác giả được thực hiện…

Khái niệm xâm phạm quyền tác giả trên Internet hiện chưa được định nghĩa cụ thể trong các văn bản pháp luật. Tuy nhiên, có thể hiểu rằng đây là các hành vi xâm phạm quyền tác giả trong môi trường mạng. Những nền tảng phổ biến hiện nay như Facebook, Zalo, YouTube và TikTok là nơi thường xảy ra những vi phạm này. Do đó, xâm phạm quyền tác giả trên Internet có thể được xem là các hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến quyền tác giả diễn ra trên các nền tảng như Facebook, Google, TikTok và YouTube. Các hành vi này có thể bao gồm chiếm đoạt, mạo danh tác giả, sao chép, sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc các tác phẩm dưới mọi hình thức trên không gian mạng.

Theo quy định của pháp luật hiện hành, để xác định vi phạm bản quyền cần chỉ ra được các điều kiện sau đây:

  • Đối tượng bị xem xét thuộc phạm vi các đối tượng đang được bảo hộ quyền tác giả;
  • Các yếu tố xâm phạm trong đối tượng bị xem xét;
  • Người thực hiện hành vi bị xem xét không phải là tác giả hoặc chủ sở hữu quyền tác giả;
  • Hành vi bị xem xét xảy ra ở Việt Nam. Ngoài ra, hành vi bị xem xét cũng bị coi là xảy ra ở Việt Nam nếu hành vi đó xảy ra trên mạng internet nhưng nhằm vào người tiêu dùng hoặc người dùng tin tại Việt Nam.

Hiện nay, các hành vi xâm phạm tuỳ vào từng mức độ vi phạm mà có thể bị xử phạt hành chính hoặc chịu trách nhiệm hình sự. Cụ thể:

  • Tự bảo vệ: Đối với các hành vi xâm phạm thì chủ chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền thực hiện các hành vi pháp lý căn cứ Điều 198 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung bởi khoản 76 Điều 1 Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2022 và được bổ sung bởi khoản 10 Điều 2 Luật Kinh doanh bảo hiểm, Luật Sở hữu trí tuệ sửa đổi 2019:

  • Áp dụng biện pháp công nghệ bảo vệ quyền, đưa thông tin quản lý quyền hoặc áp dụng các biện pháp công nghệ khác nhằm ngăn ngừa hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;
  • Yêu cầu tổ chức, cá nhân có hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ phải chấm dứt hành vi xâm phạm, gỡ bỏ và xóa nội dung vi phạm trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet, xin lỗi, cải chính công khai, bồi thường thiệt hại;
  • Yêu cầu cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ 2005 và các quy định khác của pháp luật có liên quan;
  • Khởi kiện ra tòa án hoặc trọng tài để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Ngoài ra, chủ thể quyền sở hữu có thể gửi thư cảnh báo đến bên bị nghi ngờ thực hiện hành vi phạm và yêu cầu họ:

  • Ngừng ngay lập tức việc thực hiện hành vi xâm phạm quyền sở hữu công nghiệp;
  • Loại bỏ các yếu tố xâm phạm;
  • Tiêu hủy tài liệu, bảng hiệu, giấy tờ giao dịch, sản phẩm… có gắn yếu tố xâm phạm quyền đối với nhãn hiệu đang xử lý;…

Đối với các hành vi xâm phạm bản quyền xảy ra trên Facebook hoặc YouTube, người dùng có thể báo cáo vi phạm với các nền tảng này. Bên cạnh đó, chủ thể quyền sở hữu có thể căn cứ vào Điều 198b Luật Sở hữu trí tuệ 2005 được sửa đổi, bổ sung 2022 quy định về trách nhiệm pháp lý về quyền tác giả, quyền liên quan đối với doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian để tự bảo vệ bản quyền của mình. Theo đó doanh nghiệp cung cấp dịch vụ trung gian sẽ phải có trách nhiệm trong việc triển khai các biện pháp kỹ thuật, phối hợp với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, các chủ thể quyền thực thi các biện pháp bảo vệ quyền tác giả trên môi trường mạng viễn thông và mạng Internet. Trong trường hợp, chủ thể quyền sở hữu gặp khó khăn không biết giải quyết như thế nào khi gặp phải hành vi xâm phạm bản quyền thì có thể sử dụng các dịch vụ pháp lý để được tư vấn và hỗ trợ giải quyết.

  • Phạt hành chính: Hành vi xâm phạm quyền tác giả sẽ bị xử phạt hành chính theo quy định của Nghị định 131/2013/NĐ-CP sửa bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP. Có thể kể đến một số hành vi vi phạm thường gặp và mức phạt như sau:
  • Sao chép tác phẩm mà không được phép của tác giả: Cá nhân từ 15 – 35 triệu đồng. Tổ chức từ 30 – 70 triệu đồng.
  • Sửa chữa, cắt xén hoặc xuyên tạc tác phẩm: Tự ý sửa chữa, cắt xén tác phẩm từ 03 – 05 triệu đồng. Xuyên tạc tác phẩm từ 05 – 10 triệu đồng.
  • Vi phạm về phân phối tác phẩm đến công chúng: Cá nhân từ 10 – 30 triệu đồng. Tổ chức từ 20 – 60 triệu đồng.
  • Chịu trách nhiệm hình sự: Căn cứ Điều 225 Bộ luật Hình sự về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan, người nào cố ý xâm phạm quyền tác giả thì có thể bị phạt theo các mức: Phạt tiền từ 50 – 300 triệu đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm. Phạt tiền từ 300 triệu đồng – 01 tỷ đồng hoặc phạt tù từ 06 tháng – 03 năm…

Trên đây là những tư vấn của chúng tôi về “Bị xâm phạm bản quyền trên Internet thì phải xử lý như thế nào”. Để được tư vấn chi tiết hoặc hỗ trợ các vấn đề pháp luật khác, vui lòng liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
5 sai lầm phổ biến khi mua bản quyền sách

5 sai lầm phổ biến khi mua bản quyền sách

Đăng vào ngày: 20/11/2024

Mua bản quyền sách hay nói chính xác hơn chính là thực hiện chuyển nhượng quyền tác giả và các quyền liên quan đến tác giả của tác phẩm sách nào đó. Muốn sử dụng hợp pháp tác phẩm thì cần phải có được sự đồng ý của tác giả, có thể lấy được sự…

Xem thêm
Hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất

Hành vi xâm phạm quyền tác giả phổ biến nhất

Đăng vào ngày: 12/11/2024

Hiện nay, hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đang diễn ra phổ biến tại nhiều quốc gia, và Việt Nam cũng không phải là ngoại lệ. Pháp luật Việt Nam phải đối mặt với tình trạng xâm phạm sở hữu trí tuệ khá nghiêm trọng, trong đó phổ biến nhất là hành…

Xem thêm
Vì sao tin tức thời sự thuần túy không được bảo hộ?

Vì sao tin tức thời sự thuần túy không được bảo hộ?

Đăng vào ngày: 08/11/2024

Pháp luật nước ta hiện nay quy định quyền tác giả là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tác phẩm do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định,…

Xem thêm
Tải phần mềm lậu để sử dụng liệu có bị phạt ?

Tải phần mềm lậu để sử dụng liệu có bị phạt ?

Đăng vào ngày: 06/11/2024

Hiện nay với tốc độ phát triển của công nghệ 4.0, các sản phẩm phần mềm công nghệ cao ra đời liên tục nhằm phục vụ nhu cầu học tập và làm việc của con người. Tuy nhiên, vì để tiết kiệm chi phí mua bản quyền, nhiều người sử dụng cách bẻ khóa tải…

Xem thêm