Bí mật kinh doanh được bảo hộ dưới những hình thức nào?
Thblaw.com.vn
-
Bảo vệ bí mật kinh doanh là việc cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có thể cân nhắc lựa chọn bảo vệ bí mật kinh doanh dưới 02 hình thức là đăng ký bảo hộ dưới danh nghĩa sáng […]
Bảo vệ bí mật kinh doanh là việc cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Chủ sở hữu bí mật kinh doanh có thể cân nhắc lựa chọn bảo vệ bí mật kinh doanh dưới 02 hình thức là đăng ký bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế hoặc áp dụng các biện pháp bảo mật để bảo vệ dưới danh nghĩa bí mật kinh doanh. Để có sự lựa chọn phù hợp, chủ sở hữu bí mật kinh doanh cần biết ưu và nhược điểm của mỗi hình thức bảo hộ này. Vậy pháp luật Việt Nam quy định thế nào về các biện pháp bảo hộ bí mật kinh doanh?
a) Bảo hộ tự động, không cần đăng ký
Bí mật kinh doanh để được mặc nhiên bảo hộ mà không cần phải đăng ký thì cần phải đáp ứng hết những điều kiện tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ. Đồng thời, bí mật kinh doanh không được rơi vào các trường hợp không bảo hộ tại Điều 85 Luật Sở hữu trí tuệ cụ thể như sau:
Đối tượng không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh
Các thông tin bí mật sau đây không được bảo hộ với danh nghĩa bí mật kinh doanh:
- Bí mật về nhân thân;
- Bí mật về quản lý nhà nước;
- Bí mật về quốc phòng, an ninh;
- Thông tin bí mật khác không liên quan đến kinh doanh.
- Được bảo hộ tự động, không cần phải thông qua thủ tục đăng ký với nhà nước
- Vì không đăng ký nên bí mật kinh doanh không bị công khai
- Được bảo hộ vô thời hạn cho đến khi bí mật kinh doanh bị công khai
- Cơ chế bảo hộ lỏng lẻo. Khi xảy ra tranh chấp, chủ sở hữu bí mật kinh doanh có nghĩa vụ chứng minh thông tin đáp ứng điều kiện bảo hộ là bí mật kinh doanh
- Chủ sở hữu bí mật kinh doanh không có quyền ngăn cấm chủ thể khác sử dụng bí mật kinh doanh do họ tạo ra một cách độc lập hoặc do phân tích ngược mà có
- Tốn kém công sức và chi phí cho việc bảo mật bí mật kinh doanh
b) Bảo hộ thông qua đăng ký sáng chế
Căn cứ theo quy định tại Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ cụ thể như sau:
Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ
1.Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
2. Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền giải pháp hữu ích nếu không phải là hiểu biết thông thường và đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
- Chủ sở hữu sáng chế được độc quyền khai thác và sử dụng sáng chế trong suốt thời gian bảo hộ ( 20 năm từ ngày nộp đơn)
- Khi có tranh chấp, chủ sở hữu có thể chứng minh quyền của mình một cách đơn giản bằng việc cung cấp bằng độc quyền sáng chế đã được cấp
- Không tốn kém công sức và chi phí bảo mật
- Bí mật kinh doanh phải đáp ứng các điều kiện bảo hộ sáng chế ( tính mới, trình độ sáng tạo, khả năng áp dụng công nghiệp)
- Sáng chế được công bố công khai và chi tiết bí quyết kỹ thuật, bất kỳ chủ thể nào trong xã hội cũng có thể dễ dàng tiếp cận được và bắt chước theo
- Bằng độc quyền sáng chế chỉ có hiệu lực 20 năm kể từ ngày nộp đơn đăng ký. Hết thời hạn này, bất kỳ ai cũng được quyền khai thác và sử dụng sáng chế.
- Cần thời gian và chi phí xin cấp bằng độc quyền sáng chế và phí duy trì hàng năm
Tùy vào từng hình thức bảo hộ khác nhau mà bí mật kinh doanh sẽ có thời hạn bảo hộ khác nhau.
Trong trường hợp bí mật kinh doanh được bảo hộ tự đồng, không cần phải đăng ký thì bí mật kinh doanh được bảo hộ vô thời hạn cho đến khi bị công khai.
Đối với trường hợp bảo hộ dưới danh nghĩa sáng chế thì thời hạn bảo hộ của bí mật kinh doanh là 20 năm, kể từ ngày nộp đơn và nếu hết khoảng thời gian này thì bí mật kinh doanh, dưới danh nghĩa là sáng chế sẽ được công bố công khai.
Như vậy, hạn chế của cách làm này là sau khoản thời hạn trên, doanh nghiệp không thể nắm được lợi thế kinh doanh, cạnh tranh của mình trên thị trường nữa.
Đương nhiên, việc bảo hộ bí mật kinh doanh dưới hình thức nào thì cũng đều có ưu, nhược điểm, lựa chọn hình thức nào là do doanh nghiệp cân nhắc và quyết định.
Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 09/09/2024
Trong thời đại nền kinh tế tri thức và tiến trình hội nhập toàn cầu hiện nay, các tài sản trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức. Một trong số những công cụ tạo nên giá trị thương hiệu doanh […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 06/09/2024
“Tranh chấp quyền sở hữu trí tuệ” rất đa dạng và phức tạp do quyền sở hữu trí tuệ bảo hộ cho các đối tượng quyền khác nhau được xác lập dựa trên các điều kiện pháp lý khác nhau. Xét về thực chất xử lý hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 29/08/2024
Thủ tục phá sản là một thủ tục hành chính khá phức tạp đối với doanh nghiệp. Theo cách giải thích từ ngữ trong Luật Phá sản 2014, phá sản là tình trạng của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán và bị Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố […]
Xem thêm
Đăng vào ngày: 28/08/2024
Quy định về thời hạn sử dụng hàng hoá là tất cả những chỉ tiêu, quy chuẩn quy định về thời hạn để sử dụng hàng hoá được tốt nhất. Định nghĩa của về hạn sử dụng của hàng hóa sản phẩm được quy định tại khoản 11 Điều 3 NĐ43/2017/NĐ-CP quy định như sau: […]
Xem thêm