Trang chủ » Blog » Bí kíp để logo được bảo hộ nhãn hiệu

Bí kíp để logo được bảo hộ nhãn hiệu

03/06/2024 - 62

Thblaw.com.vn

-

Thiết kế logo và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một trong những công việc quan trọng khi doanh nghiệp bắt tay xây dựng một thương hiệu mới. Trên thực tế, không phải logo nào khi đăng ký cũng được chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu. Muốn được bảo hộ, logo cần phải đáp […]

Thiết kế logo và đăng ký bảo hộ nhãn hiệu là một trong những công việc quan trọng khi doanh nghiệp bắt tay xây dựng một thương hiệu mới. Trên thực tế, không phải logo nào khi đăng ký cũng được chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu. Muốn được bảo hộ, logo cần phải đáp ứng một số điều kiện và quy định nhất định. Dưới đây là 5 cách bạn đừng nên bỏ qua nếu muốn Logo được bảo hộ nhãn hiệu.

1.Logo phải có khả năng phân biệt

Mẫu logo được coi là có khả năng phân biệt, có khả năng bảo hộ nhãn hiệu độc quyền nếu được tạo thành từ một hoặc một số yếu tố dễ nhận biết, dễ ghi nhớ hoặc từ nhiều yếu tố kết hợp thành một tổng thể độc đáo, dễ nhận biết, dễ ghi nhớ.

  • Về hình ảnh, nếu Logo chỉ có yếu tố hình sau bị coi là không có khả năng phân biệt:

– Logo chỉ có hình học thông thường như hình tròn, hình elip, tam giác, tứ giác…hoặc hình vẽ đơn giản, hình ảnh chỉ được sử dụng làm nền hoặc đường nét trang trí sản phẩm, bao bì sản phẩm.

– Logo chỉ có hình vẽ, hình ảnh, biểu tượng, dấu hiệu tượng trưng đã được sử dụng rộng rãi. Ví dụ: Hình dấu cộng cho biểu tượng y tế, hình cán cân cho dịch vụ pháp lý…

– Logo chỉ có hình vẽ, hình ảnh thông thường, mô tả của sản phẩm đăng ký bảo hộ nhãn hiệu. Ví dụ: Hình ảnh hoa hồng cho sản phẩm hoa tươi, hình quả cam cho sản phẩm nước cam…

– Hình vẽ, hình ảnh gây nhầm lẫn, lừa dối người tiêu dùng về nguồn gốc sản phẩm, dịch vụ

Ví dụ: Hình ảnh tháp nghiêng Pisa cho sản phẩm, dịch vụ có nguồn gốc Việt Nam sẽ không được Cục Sở hữu trí tuệ chấp nhận bảo hộ nhãn hiệu

  • Về chữ, nếu Logo chỉ có các yếu tố chữ sau đây bị coi là không có khả năng phân biệt

– Logo chỉ có ký tự thuộc ngôn ngữ mà người tiêu dùng Việt Nam có hiểu biết thông thường không thể nhận biết và ghi nhớ được (không phải chữ Latinh) sẽ không được bảo hộ nhãn hiệu. Ví dụ: Tiếng Hàn quốc, Trung Quốc, Thái Lan…

– Logo chỉ có một chữ cái hoặc chỉ bao gồm chữ số, hoặc mặc dù có hai chữ cái nhưng không thể đọc được như một từ – kể cả khi có kèm theo chữ số cũng không được bảo hộ nhãn hiệu

Ví dụ: AB hoặc H2 000

– Một tập hợp nhiều chữ cái (kể cả chữ số) hoặc từ ngữ không được sắp xếp theo một trật tự, quy luật xác định khiến cho không thể nhận biết và ghi nhớ được sẽ không được bảo hộ nhãn hiệu.

Ví dụ: NBVFCDSFXZ

– Từ ngữ mang nội dung mô tả thời gian, địa điểm, nguồn gốc địa lý, phương pháp sản xuất, chủng loại, số lượng, chất lượng, tính chất, thành phần, công dụng, giá trị của sản phẩm, dịch vụ. Ví dụ: “ “Nhà đẹp” cho dịch vụ bất động sản; “Lady Spa” cho dịch vụ chăm sóc sắc đẹp

2. Tránh sao chép/ mô phỏng lại logo của người khác

Khả năng phân biệt với nhãn hiệu đăng ký trước cũng là tiêu chí không thể thiếu trong quá trình thẩm định một hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu.

Thực tế, đã có nhiều doanh nghiệp thiết kế logo tương tự với những thương hiệu nổi tiếng hoặc chỉ là vô tình giống với những Logo đã đăng ký nhãn hiệu trước và đã bị Cục Sở hữu trí tuệ từ chối cấp văn bằng. Để tránh rủi ro này, bạn hãy thực hiện việc tra cứu logo trước khi nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu như dưới đây nhé.

3. Tra cứu logo trước khi đăng ký bảo hộ nhãn hiệu

Tra cứu Logo hay tra cứu nhãn hiệu là quá trình tìm kiếm, kiểm tra thông tin đăng ký nhãn hiệu tại Việt Nam từ các cơ sở dữ liệu quốc gia và quốc tế. Thông qua đó, đánh giá một cách khách quan, toàn diện về khả năng được bảo hộ nhãn hiệu của Logo. Từ đó:

  • Biết được Logo của bạn có đáp ứng các tiêu chuẩn được bảo hộ nhãn hiệu hay không
  • Biết được Logo của bạn có trùng hoặc tương tự tới mức gây nhầm lẫn với nhãn hiệu đã đăng ký trước đó hay không?
  • Không tốn chi phí đầu tư quảng cáo, làm hình ảnh thương hiệu rồi bạn lại không sở hữu được nhãn hiệu độc quyền;
  • Không tốn thời gian, chi phí đăng ký nhãn hiệu không có khả năng bảo hộ
  • Kịp thời thay đổi Logo để đáp ứng tiêu chuẩn bảo hộ nhãn hiệu
  • Hạn chế rủi ro từ các tranh chấp pháp lý về thương hiệu

4. Nộp đơn đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho Logo sớm nhất có thể

Việt Nam áp dụng nguyên tắc “nộp đơn đầu tiên”, tức là pháp luật bảo hộ độc quyền nhãn hiệu cho cá nhân, tổ chức nộp đơn đăng ký nhãn hiệu sớm nhất hoặc có ngày ưu tiên sớm nhất.

Ví dụ:

– Ngày 30/8/2021: Ông A đăng ký nhãn hiệu NHA KHOA QUANG ANH
– Ngày 31/8/2021: Bà B đăng ký nhãn hiệu QUANG ANH Dental —> Bà B sẽ bị từ chối bảo hộ vì:
+ Bà B Có ngày nộp đơn muộn hơn Ông A (dù chỉ 1 ngày)
+ Hai nhãn hiệu tương tự thành phần chính “QUANG ANH”
+ Hai nhãn hiệu cùng chỉ định cho phòng khám nha khoa

Do vậy việc đăng ký nhãn hiệu để được bảo hộ độc quyền Logo là cần thiết và phải tiến hành càng sớm càng tốt

5. Sử dụng dịch vụ Đăng ký nhãn hiệu – bảo hộ độc quyền Logo trọn gói

Để thủ tục Đăng ký nhãn hiệu – bảo hộ độc quyền Logo được thực hiện nhanh gọn, chính xác, hiệu quả, doanh nghiệp có thể sử dụng dịch vụ Tra cứu nhãn hiệu chuyên sâu và đăng ký nhãn hiệu của các Công ty sở hữu trí tuệ uy tín, giàu kinh nghiệm.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu nên làm gì để ngăn cản việc nộp đơn không trung thực ?

Chủ sở hữu thực sự của nhãn hiệu nên làm gì để ngăn cản việc nộp đơn không trung thực ?

Đăng vào ngày: 08/07/2024

Việt Nam là quốc gia tuân theo nguyên tắc “First to file” – “ai nộp đơn trước người đó có quyền” nên để tránh trường hợp bị đăng ký trên cơ sở “thiếu trung thực” và quá trình phản đối/hủy bỏ tốn kém cả thời gian, tiền bạc, Chủ sở hữu nhãn hiệu cần tiến […]

Xem thêm
Cần phải lưu ý điều gì khi tạo dựng nhãn hiệu

Cần phải lưu ý điều gì khi tạo dựng nhãn hiệu

Đăng vào ngày: 05/07/2024

Việc tạo dựng nhãn hiệu phù hợp có ý nghĩa rất quan trọng, đây được xem là nhân tố trọng điểm trong chiến lược tiếp thị của mỗi công ty. Do đó, khi bắt đầu lựa chọn hoặc tạo dựng nhãn hiệu, doanh nghiệp cần lưu ý: Kiểm tra điều kiện đăng ký bảo hộ […]

Xem thêm
Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu

Những hành vi cạnh tranh không lành mạnh liên quan đến nhãn hiệu

Đăng vào ngày: 03/07/2024

Sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế ở hầu hết các quốc gia trên thế giới kéo theo sự phong phú, đa dạng về số lượng và chất lượng của hàng hoá. Các doanh nghiệp ngày càng quan tâm đến việc củng cố, nâng cấp sản phẩm của chính mình. Cũng chính vì […]

Xem thêm
Tìm hiểu về “đầu cơ nhãn hiệu”

Tìm hiểu về “đầu cơ nhãn hiệu”

Đăng vào ngày: 29/06/2024

“Đầu cơ”  là hành vi mua/thu thập tài sản với hi vọng giá trị của các tài sản đó sẽ tăng và sau đó bán với mức giá cao để kiếm lợi nhuận. Vậy, “đầu cơ nhãn hiệu” với dụng ý xấu nhằm chiếm đoạt tài sản sở hữu trí tuệ có thể được hiểu […]

Xem thêm