Bảo hộ bí mật kinh doanh: Ưu điểm và nhược điểm
Thblaw.com.vn
-
Trái với các đối tượng sở hữu trí tuệ truyền thống khác, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh không cần phải đăng ký, có nghĩa là bí mật kinh doanh được bảo hộ mà không cần bất cứ hình thức mang tính thủ tục nào. Bởi vậy, một bí mật…
Trái với các đối tượng sở hữu trí tuệ truyền thống khác, quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh không cần phải đăng ký, có nghĩa là bí mật kinh doanh được bảo hộ mà không cần bất cứ hình thức mang tính thủ tục nào. Bởi vậy, một bí mật kinh doanh có thể được bảo hộ vô thời hạn. Với những lý do này, việc bảo hộ bí mật kinh doanh có vẻ như đặc biệt hấp dẫn đối với các doanh nghiệp, nhất là các doanh nghiệp nhỏ và vừa. Vậy pháp luật Việt Nam quy định thế nào về điều kiện và các biện pháp bảo hộ bí mật kinh doanh?
Theo quy định tại khoản 23 Điều 4 Luật Sở hữu trí tuệ thì bí mật kinh doanh là thông tin thu được từ hoạt động đầu tư tài chính, trí tuệ, chưa được bộc lộ và có khả năng sử dụng trong kinh doanh.
Bảo hộ bí mật kinh doanh là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền áp dụng các biện pháp theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền lợi cho chủ sở hữu bí mật kinh doanh khi bí mật kinh doanh đó đáp ứng các điều kiện bảo hộ và bị xâm phạm bởi chủ thể khác.
Theo quy định tại Điều 84 Luật Sở hữu trí tuệ thì bí mật kinh doanh được bảo hộ nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
- Không phải là hiểu biết thông thường và không dễ dàng có được
- Khi được sử dụng trong kinh doanh sẽ tạo cho người nắm giữ bí mật kinh doanh lợi thế so với người không nắm giữ hoặc không sử dụng bí mật kinh doanh
- Được chủ sở hữu bảo mật bằng các biện pháp cần thiết để bí mật kinh doanh đó không bị bộc lộ và không dễ dàng tiếp cận được
Quyền sở hữu công nghiệp đối với bí mật kinh doanh được xác lập trên cơ sở có được một cách hợp pháp bí mật kinh doanh và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó. Quyền đối với bí mật kinh doanh không được xác lập trên cơ sở đăng ký như các đối tượng khác của quyền sở hữu công nghiệp
Chủ sở hữu bí mật kinh doanh là tổ chức, cá nhân có được bí mật kinh doanh một cách hợp pháp và thực hiện việc bảo mật bí mật kinh doanh đó.
Việc bảo hộ bí mật kinh doanh có ưu điểm là không bị hạn chế về mặt thời gian (sáng chế thường được kéo dài đến 20 năm). Nó sẽ còn được kéo dài tới chừng nào bí mật đó còn chưa bị bộc lộ ra công chúng. Bí mật kinh doanh không đòi hỏi chi phí đăng ký (mặc dù có thể phải bỏ chi phí cao hơn để bảo mật thông tin đó). Bí mật kinh doanh phát sinh hiệu lực ngay lập tức. Việc bảo hộ bí mật kinh doanh không đòi hỏi phải tuân theo những hình thức như bộc lộ thông tin cho cơ quan chính phủ.
Tuy nhiên, có một số bất lợi cụ thể trong việc bảo hộ thông tin kinh doanh bí mật như một bí mật kinh doanh, đặc biệt khi thông tin đáp ứng các tiêu chuẩn để có khả năng được cấp patent. Nếu bí mật được thể hiện dưới dạng một sản phẩm mang tính chất đổi mới, thì những người khác có thể kiểm tra, mổ xẻ và phân tích nó (tức là “phân tích ngược” nó) và phát hiện bí mật, và sau đó sẽ có quyền sử dụng nó.
Việc bảo hộ bí mật kinh doanh một sáng chế thực chất không tạo độc quyền để loại trừ bên thứ ba khỏi việc sử dụng thương mại nó. Chỉ có sáng chế hoặc mẫu hữu ích có thể có dạng bảo hộ này.
Khi bí mật bị công bố, thì bất kỳ người nào cũng có thể tiếp cận và sử dụng nó một cách tùy ý. Một bí mật kinh doanh khó thực thi hơn một sáng chế. Mức độ bảo hộ dành cho bí mật kinh doanh khác nhau một cách đáng kể nhưng nói chung là yếu, đặc biệt khi so với bảo hộ dành cho sáng chế.
Từ những ưu điểm, nhược điểm trên, cá nhân, tổ chức cần lưu ý để bí mật kinh doanh hạn chế được tối đa nhất những rủi ro có thể xảy ra.
Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :
CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW
Văn phòng đại diện:
Cà phê A+, LK03-01 Đường Tố Hữu, KĐT Roman Plaza Hải Phát, Phường Đại Mỗ, Quận Nam Từ Liêm, Hà Nội
Điện thoại: 0836383322
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 25/12/2024
Theo quy định của luật sở hữu trí tuệ thì quyền sở hữu công nghiệp là cơ chế bảo hộ cho các đối tượng bao gồm: nhãn hiệu, sáng chế, kiểu dáng công nghiệp, tên thương mại, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán dẫn,… Tuy nhiên quyền này chỉ…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 23/12/2024
Căn cứ tại khoản 4 Điều 2 Nghị định 13/2023/NĐ-CP định nghĩa như liệu cá nhân nhạy cảm như sau: Dữ liệu cá nhân nhạy cảm là dữ liệu cá nhân gắn liền với quyền riêng tư của cá nhân mà khi bị xâm phạm sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp tới quyền và…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 20/12/2024
Khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba phương thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 05/12/2024
Quyền sở hữu trí tuệ đã và đang khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển hiện nay. Và yếu tố quyết định để có thể đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đó chính là thời gian, không chỉ với đăng ký bảo hộ trong nước mà…
Xem thêm