Bằng độc quyền sáng chế là gì? Cần những tiêu chí gì để sản phẩm có khả năng được bảo hộ sáng chế?
Thblaw.com.vn
-
Sáng chế là tài sản vô hình. Nhưng khi được bảo hộ bởi Bằng độc quyền sáng chế thì nó lại trở thành một loại tài sản hữu hình. Hành vi bảo hộ này như một tấm khiên chắc chắn giúp cho chủ sở hữu có độc quyền ngăn cấm người hoặc tổ chức khác…
Sáng chế là tài sản vô hình. Nhưng khi được bảo hộ bởi Bằng độc quyền sáng chế thì nó lại trở thành một loại tài sản hữu hình. Hành vi bảo hộ này như một tấm khiên chắc chắn giúp cho chủ sở hữu có độc quyền ngăn cấm người hoặc tổ chức khác chế tạo, sử dụng, buôn bán sản phẩm.
Vậy hãy cùng THB tìm hiểu về Bằng độc quyền sáng chế và cần phải có những tiêu chí gì để một sản phẩm được bảo hộ sáng chế!
Đầu tiên, Bằng độc quyền sáng chế là một loại văn bằng chứng nhận các đặc quyền dành cho tác giả tạo ra sáng chế hoặc chủ sở hữu sáng chế, được cấp bởi Cục sở hữu trí tuệ trong một thời hạn nhất định, đổi lấy việc nội dung của sáng chế được công bố rộng rãi ra công chúng.
Bằng độc quyền sáng chế có hiệu lực trên toàn lãnh thổ Việt Nam; có hiệu lực từ ngày cấp đến hết 20 năm kể từ ngày nộp đơn. Bên cạnh đó, để duy trì hiệu lực Bằng độc quyền sáng chế, chủ văn bằng bảo hộ phải nộp lệ phí duy trì hiệu lực.
Tiếp theo, căn cứ vào khoản 1 Điều 58 Luật Sở hữu trí tuệ, một sản phẩm cần phải có những điều kiện sau để được cấp Bằng độc quyền sáng chế:
Điều 58. Điều kiện chung đối với sáng chế được bảo hộ
Sáng chế được bảo hộ dưới hình thức cấp Bằng độc quyền sáng chế nếu đáp ứng các điều kiện sau đây:
a) Có tính mới;
b) Có trình độ sáng tạo;
c) Có khả năng áp dụng công nghiệp.
Cụ thể, một sáng chế được coi là có “tính mới” khi chưa bị bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn đăng ký sáng chế hoặc trước ngày ưu tiên trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên”.
Bên cạnh đó, “Sáng chế được coi là có trình độ sáng tạo nếu căn cứ vào các giải pháp kỹ thuật đã được bộc lộ công khai dưới hình thức sử dụng, mô tả bằng văn bản hoặc dưới bất kỳ hình thức nào khác ở trong nước hoặc ở nước ngoài trước ngày nộp đơn hoặc trước ngày ưu tiên của đơn đăng ký sáng chế trong trường hợp đơn đăng ký sáng chế được hưởng quyền ưu tiên, sáng chế đó là một bước tiến sáng tạo, không thể được tạo ra một cách dễ dàng đối với người có hiểu biết trung bình về lĩnh vực kỹ thuật tương ứng.”
Ví dụ một một kỹ sư máy móc sáng tạo ra một chiếc tủ lạnh có khả năng đựng nhiều thực phẩm hơn bình thường, thì đó không được coi là một sản phẩm có tính mới hay có trình độ sáng tạo.
Bởi lẽ, tính sáng tạo có thể được hiểu là kết quả của một ý tưởng (có thể bắt nguồn từ những sáng chế khác), nhưng không nảy sinh một cách hiển nhiên từ trình độ kỹ thuật hiện tại đối với một người có kỹ năng thông thường (trình độ trung bình) trong lĩnh vực kỹ thuật tương ứng. Những gì mà một người có trình độ trung bình ở cùng ngành kỹ thuật tương ứng có thể tự tìm ra được mà không cần phải có bản mô tả sáng chế của người yêu cầu nộp đơn được coi như “hiển nhiên”.
Tiêu chí còn lại để một sản phẩm được bảo hộ là khả năng áp dụng công nghiệp.
Theo pháp luật Việt Nam, khả năng áp dụng công nghiệp của sáng chế được quy định tại Điều 62 Luật sở hữu trí tuệ:
“Sáng chế được coi là có khả năng áp dụng công nghiệp nếu có thể thực hiện được việc chế tạo, sản xuất hàng loạt sản phẩm hoặc áp dụng lặp đi lặp lại quy trình là nội dung của sáng chế và thu được kết quả ổn định”
Như vậy, lấy cơ sở ban đầu rằng sáng chế là một giải pháp kỹ thuật nhằm giải quyết vấn đề thực tiễn nên có thể khẳng định sáng chế phải gắn liền với những hiện thực khách quan; từ đó không thể đưa ra những giải pháp mà không thể sử dụng trong thực tiễn xã hội được. Vậy, để đánh giá khả năng áp dụng công nghiệp của một sáng chế, người ta thường căn cứ vào các yếu tố: quy luật tự nhiên, khả năng áp dụng trong thực tế. việc thực hiện lặp lại đối tượng và hiệu quả của sản phẩm.
______________________________________
Với sự chuyên nghiệp, nhanh chóng; công ty tư vấn THB xin trân trọng gửi tới các khách hàng dịch vụ tư vấn, hỗ trợ đăng ký bảo hộ sáng chế. Quý khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ vui lòng liên hệ trực tiếp với chúng tôi:
CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB
Địa chỉ: Tầng 3, số 10, ngõ 102, đường Trần Phú, Phường Mộ Lao, Quận Hà Đông, Hà Nội, Việt Nam
Hotline: 0836 38 33 22; 0918 83 99 95
Email: huyenvu@thblaw.com.vn
Từ khóa :
Bài viết liên quan
Đăng vào ngày: 14/01/2025
Căn cứ vào Công ước WIPO và Hiệp định TRIPS đã xác định, các quốc gia là thành viên của Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới, có quy định về quyền sở hữu trí tuệ trong từng quốc gia thành viên và đều có những điểm chung là dựa trên các đặc điểm…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 05/01/2025
Tác giả kiểu dáng công nghiệp là người sáng tạo ra các thiết kế mới và độc đáo cho sản phẩm hoặc bộ phận của sản phẩm. Để bảo vệ quyền lợi của những người sáng tạo, pháp luật Việt Nam đã quy định các quyền cụ thể đối với tác giả kiểu dáng công…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 20/12/2024
Khi doanh nghiệp muốn xuất khẩu hoặc mở rộng kinh doanh ra nước ngoài, thường có xu hướng đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ tại các quốc gia xuất khẩu. Theo quy định, doanh nghiệp có ba phương thức chính để đăng ký bảo hộ sở hữu trí tuệ ở nước ngoài:…
Xem thêm
Đăng vào ngày: 05/12/2024
Quyền sở hữu trí tuệ đã và đang khẳng định được vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển hiện nay. Và yếu tố quyết định để có thể đăng ký bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ đó chính là thời gian, không chỉ với đăng ký bảo hộ trong nước mà…
Xem thêm