Trang chủ » Blog » Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quyền sở hữu trí tuệ

Áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời trong quyền sở hữu trí tuệ

10/12/2023 - 86

Thblaw.com.vn

-

Pháp luật quy định trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả xảy ra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời. Căn cứ theo Điều […]

Pháp luật quy định trong trường hợp do tình thế khẩn cấp, cần phải bảo vệ ngay chứng cứ, ngăn chặn hậu quả xảy ra, cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền ra quyết định áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời.

Căn cứ theo Điều 207 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về các biện pháp khẩn cấp tạm thời cụ thể như sau:

“Các biện pháp khẩn cấp tạm thời

1. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây được áp dụng đối với hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, nguyên liệu, vật liệu, phương tiện sản xuất, kinh doanh hàng hoá đó:

a) Thu giữ;

b) Kê biên;

c) Niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển;

d) Cấm chuyển dịch quyền sở hữu.

2. Các biện pháp khẩn cấp tạm thời khác được áp dụng theo quy định của Bộ luật tố tụng dân sự.”

Theo đó, khi hàng hóa bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ thì được áp dụng những biện pháp khẩn cấp tạm thời sau đây để xử lý: thu giữ; kê biên; niêm phong; cấm thay đổi hiện trạng; cấm di chuyển; cấm chuyển dịch quyền sở hữu.

Chủ thể quyền sở hữu trí tuệ có quyền yêu cầu Toà án áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi khởi kiện hoặc sau khi khởi kiện vụ án dân sự về quyền sở hữu trí tuệ; cụ thể như sau:

  •  Đang có nguy cơ xảy ra thiệt hại không thể khắc phục được cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ. Thiệt hại là hậu quả tất yếu của hành vi xâm phạm sắp xảy ra và khi thiệt hại xảy ra thì không thể khắc phục được cho chủ thể quyền sở hữu trí tuệ nếu không áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời đó.
  •  Hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ có nguy cơ bị tẩu tán hoặc bị tiêu huỷ nếu không được bảo vệ kịp thời.
  •  Tẩu tán là việc phân tán nhanh hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ đi nhiều nơi để dấu.
  •  Tiêu huỷ là việc làm cho hàng hoá bị nghi ngờ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc chứng cứ liên quan đến hành vi xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ bị biến dạng hoặc bị mất hẳn đi, không để lại dấu vết

Để được tư vấn chi tiết hơn, quý khách vui lòng liên hệ:

—————————————————

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Phân biệt giữa cạnh tranh không lành mạnh và vi phạm quyền sở hữu trí tuệ

Đăng vào ngày: 13/07/2024

Trong những năm gần đây, tình trạng vi phạm quyền sở hữu trí tuệ đã trở thành một vấn đề phổ biến, mức độ theo chiều hướng trầm trọng và cách thức ngày càng tinh vi. Đã có không ít những doanh nghiệp phải chật vật trong việc đòi lại thương hiệu, nhãn hiệu hay […]

Xem thêm
Biện pháp xử lý tình trạng đăng ký nhãn hiệu với “dụng ý xấu”

Biện pháp xử lý tình trạng đăng ký nhãn hiệu với “dụng ý xấu”

Đăng vào ngày: 08/06/2024

Việc đăng ký nhãn hiệu với “dụng ý xấu” đã xuất hiện từ lâu trong pháp luật về sở hữu trí tuệ ở một số quốc gia như Anh, Mỹ.  Tại Việt Nam, các quy định liên quan đến “dụng ý xấu” trong đăng ký nhãn hiệu mới được bổ sung gần đây tại điều […]

Xem thêm
Xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả

Xử lý hành vi xâm phạm quyền tác giả

Đăng vào ngày: 07/06/2024

Thực trạng xâm phạm quyền tác giả (dù là cố tình hay vô ý) hiện nay đối với tất cả các thể loại tác phẩm, dù là tác phẩm khoa học hay tác phẩm nghệ thuật đều diễn ra rất nhiều. Do vậy, việc nắm được quy định về việc xử lý hành vi xâm […]

Xem thêm
Xử lý vi phạm đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh

Xử lý vi phạm đối với các thoả thuận hạn chế cạnh tranh

Đăng vào ngày: 25/05/2024

Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc ngày càng sâu rộng như hiện nay, cạnh tranh được thừa nhận là yếu tố đảm bảo cho việc duy trì tính năng động và hiệu quả của nền kinh tế. Tuy nhiên, các thoả thuận hạn chế cạnh tranh có thể gây nên những tổn hại […]

Xem thêm