Trang chủ » Blog » Ai là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm do người làm việc tự do tạo ra

Ai là chủ sở hữu quyền tác giả đối với tác phẩm do người làm việc tự do tạo ra

05/01/2024 - 122

Thblaw.com.vn

-

Gần đây, việc làm tự do trở thành một xu thế lý tưởng cho những người đang mong muốn tìm kiếm một công việc không gò bó về không gian, thời gian. Trước thực tế này, đã có một vấn đề pháp lý nảy sinh, rằng người làm việc tự do và bên thuê người…

Gần đây, việc làm tự do trở thành một xu thế lý tưởng cho những người đang mong muốn tìm kiếm một công việc không gò bó về không gian, thời gian. Trước thực tế này, đã có một vấn đề pháp lý nảy sinh, rằng người làm việc tự do và bên thuê người làm việc tự do, ai mới là chủ sở hữu đối với tác phẩm?

Cho đến thời điểm hiện tại vẫn chưa có một định nghĩa cụ thể về lao động tự do. Đối tượng lao động tự do được xác định là rất rộng. Có thể hiểu rằng, người làm việc tự do là những người thực hiện công việc một cách tự do, không bị ràng buộc bởi bất cứ chủ thể nào. Họ sẽ tự sắp xếp thời gian, địa điểm làm việc, tự theo dõi tiến độ dự án, tự giao dịch và tự tìm kiếm khách hàng. Giữa họ và khách hàng không ký kết hợp đồng lao động mà lựa chọn hình thức hợp đồng dịch vụ. Các tác phẩm được tạo ra rất đa dạng như hình vẽ, bài viết tạp chí, bản dịch phim truyện, kế hoạch kinh doanh, phần mềm….

Theo Điều 37 Luật Sở hữu trí tuệ quy định về chủ sở hữu quyền tác giả là tác giả như sau: “Tác giả sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất – kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm có các quyền nhân thân quy định tại Điều 19 và các quyền tài sản quy định tại Điều 20 của Luật này.”

Vậy khi một người làm việc tự do sử dụng thời gian, tài chính, cơ sở vật chất- kỹ thuật của mình để sáng tạo ra tác phẩm, họ sẽ là tác giác đồng thời là chủ sở hũu quyền tác giả của những tác phẩm đó. Tuy nhiên, chủ sở hữu quyền tác giả cũng có thể là một bên khác, không phải người làm việc tự do.

Căn cứ Điều 39 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành:

Điều 39. Chủ sở hữu quyền tác giả là tổ chức, cá nhân giao nhiệm vụ cho tác giả hoặc giao kết hợp đồng với tác giả

  1. Tổ chức giao nhiệm vụ sáng tạo tác phẩm cho tác giả là người thuộc tổ chức mình là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
  2. Tổ chức, cá nhân giao kết hợp đồng với tác giả sáng tạo ra tác phẩm là chủ sở hữu các quyền quy định tại Điều 20 và khoản 3 Điều 19 của Luật này, trừ trường hợp có thoả thuận khác.”

Dựa theo quy định trên, bên thuê người làm việc tự do sẽ trở thành chủ sở hữu quyền tác giả khi họ có giao kết hợp đồng với người làm việc tự do. Hai bên thoả thuận, người làm việc tự do sẽ dùng thời gian, chuyên môn sáng tạo ra tác phẩm; còn bên thuê sẽ cung cấp tài chính để người làm việc tự do tạo ra sản phẩm theo yêu cầu của mình. Do đó, tác phẩm do một cá nhân dùng thời gian, chuyên môn của mình tạo ra trên cơ sở hợp đồng với tổ chức, cá nhân khác thì chủ sở hữu quyền tác giả của tác phẩm đó thuộc về bên thuê. Tuy nhiên, các quyền nhân thân như quyền đặt tên cho tác phẩm; quyền đứng tên thật hoặc bút danh trên tác phẩm; được nêu tên thật hoặc bút danh khi tác phẩm được công bố, sử dụng; quyền bảo vệ sự toàn vẹn của tác phẩm không cho người khác xuyên tạc; không cho người khác sửa đổi; cắt xén tác phẩm dưới bất kỳ hình thức nào gây phương hại đến danh dự và uy tín vẫn sẽ thuộc về phía người làm việc tự do. Nhưng quyền công bố tác phẩm, cho phép người khác công bố tác phẩm và toàn bộ các quyền tài sản thuộc về bên thuê.

Qua đây, có thể nói, việc nắm rõ pháp luật về chủ sở hữu tác phẩm sẽ giúp các bên tránh được những mâu thuẫn, tranh chấp có thể phát sinh, biết rõ phạm vi quyền hạn của mình và cẩn trọng trong quá trình giao kết hợp đồng.

Trên đây là nội dung về chủ sở hữu quyền tác giả; nếu có vấn đề thắc mắc hoặc cần được hỗ trợ, quý bạn đọc vui lòng liên hệ qua:

________________________________

CÔNG TY LUẬT TNHH THB LAW

Văn phòng đại diện: Tầng 3, số 10 ngõ 102 Trần Phú, Hà Đông, Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

 

Bài viết liên quan
Quy định pháp luật về việc sử dụng bản quyền phần mềm

Quy định pháp luật về việc sử dụng bản quyền phần mềm

Đăng vào ngày: 22/10/2024

Sự xuất hiện của công nghệ thông tin thực sự đã đem đến rất nhiều thành tựu làm thay đổi xã hội, đồng thời mang khái niệm bản quyền phần mềm lên một tầm cao mới. Một trong những biện pháp để bảo vệ “tác phẩm” tốt nhất là thực hiện thủ tục đăng ký…

Xem thêm
Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Quyền tác giả đối với tác phẩm âm nhạc

Đăng vào ngày: 21/10/2024

Âm nhạc là một loại hình nghệ thuật liên quan chặt chẽ đến lịch sử và văn hóa của mỗi dân tộc. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện truyền thông, việc vi phạm bản quyền tác giả, đặc biệt là trong âm nhạc, đã trở nên phức tạp và…

Xem thêm
Đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở đâu ?

Đăng ký bảo hộ tài sản trí tuệ ở đâu ?

Đăng vào ngày: 18/10/2024

Sở hữu trí tuệ là một vấn đề đang được rất nhiều người quan tâm trong xã hội ngày nay. Các tác giả cũng dần chú trọng hơn về việc bảo vệ quyền và lợi ích cá nhân từ những sản phẩm trí tuệ hay tác phẩm sáng tạo của mình. Không những thế mà…

Xem thêm
Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?

Sản phẩm trí tuệ sẽ được bảo vệ khi nào?

Đăng vào ngày: 17/10/2024

Pháp luật về bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì công bằng và khuyến khích sự sáng tạo, cống hiến của cá nhân và tổ chức. Nhờ đó, nó tạo điều kiện cho sự ra đời của những sản phẩm vật chất và tinh thần có…

Xem thêm