Trang chủ » Blog » Quyền tác giả trong vấn đề đạo nhái tranh

Quyền tác giả trong vấn đề đạo nhái tranh

18/09/2024 - 7

Thblaw.com.vn

-

Trên thực tế, pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành không hề có khái niệm về “đạo nhái”. Có thể hiểu hành vi “đạo nhái” tác phẩm là hành vi sao chép, làm lại, phân phối… trái phép một phần, hoặc toàn bộ tác phẩm gây ảnh hưởng đến các quyền nhân thân và […]

Trên thực tế, pháp luật Sở hữu trí tuệ hiện hành không hề có khái niệm về “đạo nhái”. Có thể hiểu hành vi “đạo nhái” tác phẩm là hành vi sao chép, làm lại, phân phối… trái phép một phần, hoặc toàn bộ tác phẩm gây ảnh hưởng đến các quyền nhân thân và quyền tài sản của tác giả và chủ sở hữu tác phẩm bị đạo nhái. Thuật ngữ này nhằm ám chỉ những hành vi sao chép, sử dụng một cách trái phép các tác phẩm đã được bảo hộ quyền tác giả. Hành vi này xâm phạm quyền tác giả được quy định tại Điều 28 Luật Sở hữu trí tuệ hiện hành.

Tác phẩm tranh vẽ là một trong những loại hình tác phẩm được tạo nên từ các đường nét, màu sắc, hình khối, bố cục. Tác phẩm này được xếp vào loại tác phẩm tạo hình, mỹ thuật ứng dụng và được pháp luật công nhận, bảo hộ quyền tác giả theo quy định tại điểm g khoản 1 Điều 14 Luật Sở hữu trí tuệ 2005 sửa đổi bổ sung năm 2009, 2019 (Luật SHTT). Theo đó, tác giả, chủ sở hữu tác phẩm này có các quyền nhân thân và quyền tài sản đối với tác phẩm theo quy định của Luật SHTT.

Pháp luật Việt Nam hiện nay đã có những quy định rất cụ thể, rõ ràng về bảo hộ quyền tác giả đối với các tác phẩm liên quan đến mỹ thuật, hội hoạ. Do đó, mọi hành vi xâm phạm quyền tác giả, bao gồm quyền tài sản và quyền nhân thân đều bị coi là hành vi vi phạm pháp luật.

Căn cứ vào tính chất, mức độ của hành vi vi phạm, người có hành vi xâm phạm quyền tác giả có thể bị xem xét xử phạt vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự, đồng thời buộc áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại theo quy định.

Về xử phạt vi phạm hành chính đang áp dụng quy định tại Nghị định 131/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bổ sung bởi Nghị định 28/2017/NĐ-CP và Nghị định 129/2021/NĐ-CP.

Theo đó, căn cứ Điều 18 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, hành vi xâm phạm quyền sao chép tác phẩm mà không được phép của chủ sở hữu quyền tác giả sẽ bị phạt tiền từ 15 triệu đồng đến 35 triệu đồng; buộc dỡ bỏ bản sao tác phẩm vi phạm dưới hình thức điện tử, trên môi trường internet và kỹ thuật số hoặc buộc tiêu hủy tang vật.

Đối với hành vi nêu không đúng tên thật hoặc bút danh tác giả trên bản sao tác phẩm, xâm phạm quyền đứng tên, đặt tên tác phẩm, căn cứ Điều 9 Nghị định 131/2013/NĐ-CP, người vi phạm sẽ bị phạt tiền từ 2 triệu đồng đến 3 triệu đồng, đồng thời buộc cải chính công khai trên phương tiện thông tin đại chúng thông tin sai lệch, buộc sửa lại đúng tên tác giả trên bản sao tác phẩm có thông tin sai lệch.

Về xử lý hình sự, trong trường hợp cố ý sao chép tác phẩm và phân phối đến công chúng với quy mô thương mại, hoặc thu lợi bất chính từ 50 triệu đồng trở lên, hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng (thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 100 triệu đồng trở lên; hàng hoá vi phạm trị giá từ 100 triệu đồng trở lên), người vi phạm sẽ bị truy cứu trách nhiệm hình sự về Tội xâm phạm quyền tác giả, quyền liên quan (Điều 225 Bộ luật hình sự) và bị phạt tiền từ 50 triệu đồng đến 300 triệu đồng, hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.

Pháp nhân thương mại nếu có một trong những hành vi nêu trên mà thu lợi bất chính từ 200 triệu đồng trở lên, gây thiệt hại cho chủ thể quyền tác giả, quyền liên quan từ 300 triệu đồng trở lên, hoặc hàng hoá vi phạm trị giá từ 300 triệu đồng trở lên có thể bị phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng hoặc đình chỉ hoạt động có thời hạn từ 6 tháng đến 2 năm.

Quyền tác giả là quyền mà chủ sở hữu hợp pháp đối với chất xám được hưởng và có quyền được đăng kí để nhận được sự bảo hộ của nhà nước và pháp luật. Hành vi đạo nhái tranh, các tác phẩm nghệ thuật khác tương tự tranh là hành vi phạm về quyền tác giả nghiêm trọng. Tuy đã có các chế tài xử lý đối với hành vi xâm phạm quyền tác giả tuy nhiên vẫn cần các chủ sở hữu tác phẩm của mình phải ý thức hơn trong tự bảo vệ thành quả lao động, thành quả từ chất xám của chính bản thân, tránh để mất quyền và lợi ích hợp pháp, tránh tạo lối mòn dung túng hành vi vi phạm lớn hơn.

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Những lưu ý khi sử dụng tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Những lưu ý khi sử dụng tác phẩm được bảo hộ quyền tác giả

Đăng vào ngày: 13/09/2024

Quyền tác giả là một quyền được bảo vệ bởi Luật Sở hữu trí tuệ. Các tác giả sẽ đăng ký bảo hộ quyền tác giả để tránh việc bị xâm phạm các quyền của mình bởi những chủ thể muốn sử dụng tác phẩm của học. Vậy những chủ thể khác cần lưu ý […]

Xem thêm
Phân biệt quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Phân biệt quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp

Đăng vào ngày: 05/09/2024

Quyền tác giả và quyền sở hữu công nghiệp đều là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ do mình sáng tạo ra hoặc sở hữu nên chúng mang những đặc điểm chung của quyền sở hữu trí tuệ như đối tượng bảo hộ là tài sản vô hình, chứa […]

Xem thêm
Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả

Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả

Đăng vào ngày: 08/08/2024

Nguyên tắc bảo hộ quyền tác giả là tư tưởng chỉ đạo cho các chủ thể khi vận dụng các quy phạm pháp luật về quyền tác giả, đặc biệt là đối với việc áp dụng các quy định về quyền tác giả của cơ quan nhà nước có thẩm quyền khi giải quyết tranh […]

Xem thêm
Điều kiện bảo hộ tác phẩm điện ảnh

Điều kiện bảo hộ tác phẩm điện ảnh

Đăng vào ngày: 30/06/2024

Căn cứ khoản 6 Điều 6 Nghị định 17/2023/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tác phẩm điện ảnh như sau: “Tác phẩm điện ảnh là tác phẩm có nội dung, được biểu hiện bằng hình ảnh động liên tiếp hoặc hình ảnh do các thiết bị kỹ thuật, công nghệ tạo ra; có hoặc […]

Xem thêm