Trang chủ » Blog » Sản phẩm vẫn đang trong quá trình nghiên cứu có nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ hay không?

Sản phẩm vẫn đang trong quá trình nghiên cứu có nên đăng ký quyền sở hữu trí tuệ hay không?

11/09/2024 - 27

Thblaw.com.vn

-

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng. Tại khoản 1, […]

Theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ, quyền sở hữu trí tuệ là quyền của tổ chức, cá nhân đối với tài sản trí tuệ, bao gồm quyền tác giả và quyền liên quan đến quyền tác giả, quyền sở hữu công nghiệp và quyền đối với giống cây trồng.

Tại khoản 1, khoản 2  Điều 6 Luật Sở hữu trí tuệ quy định:

“1. Quyền tác giả phát sinh kể từ khi tác phẩm được sáng tạo và được thể hiện dưới một hình thức vật chất nhất định, không phân biệt nội dung, chất lượng, hình thức, phương tiện, ngôn ngữ, đã công bố hay chưa công bố, đã đăng ký hay chưa đăng ký.

2. Quyền liên quan phát sinh kể từ khi cuộc biểu diễn, bản ghi âm, ghi hình, chương trình phát sóng, tín hiệu vệ tinh mang chương trình được mã hóa được định hình hoặc thực hiện mà không gây phương hại đến quyền tác giả”.

Theo đó, sau khi hoàn thành tác phẩm, dù chưa tiến hành thủ tục đăng ký bản quyền, quyền tác giả vẫn sẽ phát sinh từ thời điểm đó. Thực tế, việc chứng minh quyền sở hữu tác phẩm khi chưa đăng ký bảo hộ là rất khó khăn. Vậy nên mỗi tác giả, chủ sở hữu có thể tự mình bảo vệ quyền lợi chính đáng của bản thân đối với thành quả thông qua việc đăng ký sở hữu trí tuệ và có được giấy chứng nhận. 

Đối với sản phẩm đang trong quá trình nghiên cứu, nếu chủ thể vội vàng đăng ký sớm sẽ gây ra thiệt thòi cho bản thân bởi: 

Thứ nhất, trong quá trình nghiên cứu, chủ thể có thể sẽ phát hiện và sáng tạo thêm những tính năng mới. Việc chủ thể mang đi đăng ký sản phẩm thì chính chủ thể đã tước đi cơ hội ghi điểm vào hồ sơ xin bản quyền, tự tạo ra bất lợi cho chính sản phẩm đó. 

Thứ hai, khi chủ thể đã đăng ký quyền sở hữu trí tuệ mà vẫn tiếp tục nghiên cứu sẽ làm giảm đi động lực tìm kiếm cái mới, cái hay của chính công trình nghiên cứu đó.  

Thứ ba, sản phẩm đang được nghiên cứu tức là vẫn chưa có độ hoàn thiênnj cao. Nếu chủ thể mang hồ sơ đi đăng ký quá sớm, sau đó lại tập trung nghiên cứu kĩ càng tỉ mỉ, trong trường hợp kết quả nghiên cứu không còn giống với lúc đầu (khác đi so với ghi chép trong hồ sơ xin quyền tác giả) thì chủ thể sẽ phải làm lại một bộ hồ sơ khác.

Bên cạnh đó, để bảo vệ quyền lợi cho tác giả/ chủ sở hữu, cơ quan chức năng cũng phải nghiên cứu trên rất nhiều khía cạnh: sản phẩm của bạn có gì mới, có bị trùng lặp/ bắt chước với sản phẩm của các nhân, tổ chức nào đang được bảo hộ không…. Việc chủ thể trong quá trình nghiên cứu vẫn còn xảy ra nhiều tình huống khác nên việc đánh dấu quyền tác giả trong sở hữu trí tuệ là hơi sớm. Vậy nên, chủ thể cần hoàn thiện tất cả các thông tin về sản phẩm của mình trước khi nộp hồ sơ đăng ký bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ. Việc này tuy không bắt buộc nhưng sẽ phần nào thuận tiện hơn trong quá trình cấp quyền sở hữu trí tuệ. 

Mọi thắc mắc xin liên hệ với chúng tôi theo địa chỉ :

CÔNG TY TNHH TƯ VẤN THB

Văn phòng đại diện: Số nhà LK03-01, Dự án tổ hợp thương mại, dịch vụ và căn hộ cao cấp Hải Phát Plaza, phường Đại Mỗ, quận Nam Từ Liêm, thành phố Hà Nội

Điện thoại: 0836383322

Email: huyenvu@thblaw.com.vn

Website: thblaw.com.vn

Bài viết liên quan
Hành vi sử dụng bao bì đã được đăng kí bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có vi phạm hay không

Hành vi sử dụng bao bì đã được đăng kí bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ có vi phạm hay không

Đăng vào ngày: 19/09/2024

Ở Việt Nam, việc bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ ngày càng được quan tâm, nhất là khi pháp luật sở hữu trí tuệ ra đời. Các doanh nghiệp, tổ chức đã dần ý thức được tầm quan trọng trong việc đăng ký sở hữu trí tuệ cho bao bì. Tuy vậy, việc vi […]

Xem thêm
Điều kiện để hàng hóa được bán, lưu hành trên thị trường

Điều kiện để hàng hóa được bán, lưu hành trên thị trường

Đăng vào ngày: 17/09/2024

Để hàng hoá được bán ra, lưu hành trên thị trường, doanh nghiệp sẽ phải lựa chọn các phương thức đăng ký sao cho phù hợp với mục đích cũng như quy định về điều kiện đưa hàng hóa ra lưu hành trên thị trường. Quá trình đăng ký không chỉ tạo nền tảng pháp […]

Xem thêm
Mối liên hệ giữa tên miền và nhãn hiệu

Mối liên hệ giữa tên miền và nhãn hiệu

Đăng vào ngày: 16/09/2024

Mặc dù tên miền không phải đối tượng bảo hộ của Luật Sở hữu trí tuệ nhưng tên miền lại có mối quan hệ rất chặt chẽ với nhãn hiệu. Mục đích phục vụ của tên miền và nhãn hiệu là khác nhau, tuy nhiên cả nhãn hiệu và tên miền cùng chia sẻ chức […]

Xem thêm
Slogan công ty có được bảo hộ không?

Slogan công ty có được bảo hộ không?

Đăng vào ngày: 09/09/2024

Trong thời đại nền kinh tế tri thức và tiến trình hội nhập toàn cầu hiện nay, các tài sản trí tuệ ngày càng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh của các cá nhân, tổ chức. Một trong số những công cụ tạo nên giá trị thương hiệu doanh […]

Xem thêm